Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 39 - 41)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế

tăng trưởng kinh tế

Thực tiễn trên thế giới cho thấy rằng xu hướng chung là trong ngắn hạn vai trò nông nghiệp đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP và giảm tương đối theo dài hạn (Đinh Phi Hổ, 2006).

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai khái niệm khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (Nguyễn Trọng Uyên, 2007).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Nó vừa là mục tiêu, vừa là thước đo quan trọng phản ánh sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Qua đó có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp (Nguyễn Trọng Uyên, 2007).

Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp dựa trên cơ sở của sự gia tăng các nguồn lực đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, lao động và công nghệ. Mặt khác, để đảm bảo vai trò cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Nhưng nếu sự tăng trưởng đó không được định hướng bằng một cơ cấu hợp lý, dễ dẫn đến chất lượng tăng trưởng không cao. Ngược lại, sự đổi mới cơ cấu ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp thể hiện bằng việc bố trí lại các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, điều chỉnh cơ cấu tích lũy và tiêu dùng, thay đổi các biện pháp tạo cung và cầu, sẽ làm cho năng suất của các ngành, các lĩnh vực đó tăng lên và gia tăng sản lượng (Nguyễn Trọng Uyên, 2007).

Tóm lại, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cơ bản để xóa bỏ những mất cân đối đang tồn tại, tạo ra một trình độ cân đối mới cao hơn làm tiền đề cho tăng trưởng cao và phát triển ổn định trong nông nghiệp, nông thôn và ngược lại; còn là quá trình thực hiện phân phối lại các nguồn lực đầu vào đối với quá trình sản xuất, đó cũng chính là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế; và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hội bên trong lãnh thổ nói chung và địa phương nói riêng mà còn thúc đẩy quá trình tham gia vào hợp tác lao động quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động tham gia kinh tế thế giới sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích tăng trưởng kinh tế

(Nguyễn Trọng Uyên, 2007).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w