0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 -81 )

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

TP Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh và phân tích để xử lý số liệu

Nguồn dữ liệu chủ yếu thu thập bao gồm các tư liệu thống kê, điều tra kinh tế - xã hội của Cục thống kê TP Cần Thơ; Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ từ năm 1990 đến năm 2010); Các báo cáo, tư liệu của Thành ủy-UBND Thành phố và các Sở, Ngành của thành phố. Đồng thời, Luận văn cũng kế thừa và phát triển những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TP. CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2000-2010

Để đi vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2000-2010). Chúng ta nhìn lại một số điểm tổng quát về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ thời gian qua.

3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm (GDP)

Cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ là tăng qui mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Kết quả chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng GDP ở ba khu vực trong giai đoạn 2000-2010 được thể hiện qua số liệu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ2000- 2010 Toàn TP. 5.905 6.376 7.858 9.409 11.745 14.277 17.230 22.484 28.748 36.954 44.171 22,29 Khu vực I 1.337 1.356 1.882 2.013 2.439 2.670 2.938 3.407 4.813 4.791 4.685 13,36 Khu vực II 1.837 2.071 2.564 3.261 4.511 5.688 6.666 9.269 11.03 15.736 19.507 26,65 Khu vực III 2.731 2.95 3.412 4.134 4.795 5.919 7.626 9.808 12.905 16.427 19.978 22,02 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 22,64 21,26 23,95 21,40 20,77 18,70 17,05 15,15 16,74 12,97 10,61 Khu vực II 31,11 32,48 32,63 34,66 38,41 39,84 38,69 41,22 38,37 42,58 44,16 Khu vực III 46,25 46,26 43,42 43,94 40,83 41,46 44,26 43,62 44,89 44,45 45.23

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %. Giá trị tổng sản phẩm được tính theo giá hiện hành.

Bảng 3.1 cho thấy tốc độ tăng GDP bình quân theo giá hiện hành của toàn thành phố Cần Thơ đạt mức khá cao (22,29%/năm) và tăng ở cả ba khu vực trong giai đoạn 2000-2010. Trong đó, khu vực I tăng 13,36%/năm, khu vực II tăng 26,65%/năm và khu vực III tăng 22,02%/năm. Do GDP khu vực I tăng chậm hơn khu vực II và III dẫn đến cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tỷ trọng khu vực I giảm từ 22,64% năm 2000 so với 10,61% năm 2010 (giảm 12,03%), tỷ trọng khu vực II tăng từ 31,11% năm 2000 so với 44,16% năm 2010 (tăng 13,05%) và tỷ trọng khu vực III giảm từ 46,25% trong năm 2000 còn 45,23% trong năm 2010 (giảm 1,02%).

Mức độ ổn định trong quá trình chuyển dịch của cả ba khu vực qua từng năm có sự biến động khá lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, quá trình đô thị hóa đang dần được hình thành và bước đầu gắn sản xuất với phát triển thị trường đa dạng hàng hóa.

Bảng 3.2: Tăng trưởng tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ2000- 2010 Toàn TP. 4.544 5.081 5.688 6.431 7.381 8.546 9.931 11.545 13.300 15.030 17.289 14,30 Khu vực I 1.149 1.239 1.389 1.444 1.567 1.647 1.720 1.801 1.888 1.868 1.769 4,41 Khu vực II 1.308 1.555 1.771 2.029 2.423 2.906 3.496 4.242 5.113 5.757 6.665 17,68 Khu vực III 2.087 2.287 2.528 2.958 3.391 3.994 4.715 5.501 6.299 7.404 8.854 15,55 Tăng trưởng (%) 12,51 11,80 11,95 13,06 14,77 15,79 16,20 16,25 15,21 14,49 15,87 Khu vực I 9,24 7,77 12,18 3,90 8,53 5,11 4,45 4,73 4,84 4,49 4,65 Khu vực II 20,71 18,86 13,86 14,59 19,42 19,91 20,32 21,33 20,53 15,36 17,11 Khu vực III 9,65 9,60 10,54 17,01 14,63 17,79 18,05 16,68 14,49 18,33 20,71

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %. Giá trị tổng sản phẩm được tính theo giá so sánh 1994.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đồ thị 3.3: Tăng trưởng tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ.

Số liệu về giá trị tổng sản phẩm của toàn thành phố (tính theo giá so sánh 1994) trong bảng 3.2 cũng cho thấy mức tăng trưởng khá tốt trong chỉ tiêu này, với tốc độ tăng trưởng bình quân của ba khu vực là 14,30%/năm. Trong đó, khu vực I là 4,41%/năm, khu vực II là 17,68%/năm và khu vực III là 15,55%/năm.

Bên cạnh đó, tỷ trọng GDP của ba khu vực trong tổng GDP của thành phố có những thay đổi, trong đó đóng góp của khu vực I và II vào tăng trưởng GDP có bước giảm (khu vực I là từ 9,24% năm 2000 so với 4,65% năm 2010 và khu vực II từ 20,71% năm 2000 so với 17,11% năm 2010), và tốc độ tăng trưởng của khu vực III có bước tăng cao từ 9,65% năm 2000 so với 20,72% năm 2010.

3.1.1.2.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành cũng được phản ánh thông qua sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất. Số liệu ở bảng 3.3 trình bày sự thay đổi trong giá trị sản xuất của 3 khu vực của TP. Cần Thơ trong giai đoạn 2000-2010. Theo đó, tỷ trọng của khu vực I giảm từ khoảng 19% trong năm 2000 xuống còn gần 9% trong năm 2010; khu vực II có sự gia tăng đáng kể trong tỷ trọng của nó, tăng từ 46,71% năm 2000 lên đến xấp xĩ 62% trong năm 2010. Trong khi đó, sự thay đổi trong tỷ trọng của giá trị

sản xuất của khu vực III gần như không thay đổi lớn trong thời gian gần đây (2005-2010).

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ2000- 2010 Giá hiện hành 11.889 13.133 16.551 19.798 26.469 32.830 39.810 53.091 69.063 91.598 111.291 25,06 Khu vực I 2.262 2.332 3.278 3.403 4.324 4.836 5.469 6.770 9.867 9.872 9.721 15,70 Khu vực II 5.553 6.324 7.958 10.177 14.589 18.678 22.260 30.629 38.348 55.127 68.834 28,63 Khu vực III 4.074 4.477 5.315 6.218 7.556 9.317 12.08 15.692 20.848 26.597 32.736 23,17 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 19,02 17,76 19,81 17,19 16,34 14,73 13,74 12,75 14,29 10,78 8,73 Khu vực II 46,71 48,15 48,08 51,40 55,12 56,89 55,92 57,69 55,53 60,18 61,85 Khu vực III 34,26 34,09 32,11 31,41 28,55 28,38 30,35 29,56 30,19 29,04 29,41

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

Về giá trị sản xuất, tốc độ tăng bình quân của tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố đạt mức cao trong thời kỳ 2000-2010, với 25,06%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là cao nhất trong khu vực II (28,63%) và thấp nhất trong khu vực I (15,70%). Tốc độ tăng trưởng của khu vực III là 23,17%/năm trong cùng thời kỳ.

Bảng 3.4: Tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2000-TĐBQ 2010 Giá so sánh-1994 9.115 10.477 11.967 13.728 16.118 19.030 22.533 27.043 32.132 36.688 42.164 16,5 Khu vực I 1.965 2.132 2.416 2.52 2.782 3.012 3.265 3.703 4.062 4.094 3.904 7,11 Khu vực II 3.979 4.797 5.577 6.497 7.833 9.522 11.576 14.315 17.649 20.078 23.513 19,44 Khu vực III 3.171 3.547 3.973 4.711 5.504 6.496 7.692 9.026 10.323 12.215 14.746 16,61 Tăng trưởng (%) 4,89 14,94 14,22 14,72 17,41 18,06 18,41 20,02 18,82 14,18 14,93 Khu vực I 0,59 8,53 13,32 4,31 10,37 8,80 8,42 13,39 9,70 0,79 -4,64 Khu vực II 8,77 20,57 16,26 16,49 20,57 21,55 21,58 23,66 23,29 13,76 17,11 Khu vực III 3,00 11,85 12,01 18,57 16,83 18,03 18,4 17,34 15,45 18,33 20,72

Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Cần Thơ .

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Đồ thị 3.4: Tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của toàn thành phố cũng tương tự khi xem xét số liệu tính theo giá so sánh 1994. Bảng 3.4 cho thấy giá trị sản xuất chung của ba khu vực có mức tăng trưởng bình quân cao, 16,55%/năm; trong đó, khu vực I là 7,11%/năm, khu vực II là 9,44%/năm và khu vực III là 16,61%/năm.

Tóm lại, những điều chỉnh trong định hướng, chính sách phát triển kinh tế của TP. Cần Thơ đã và đang làm tăng quy mô sản lượng của tất cả các ngành đồng thời cũng góp phần làm tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong khi giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP trong giai đoạn 2000-2010. Nói cách khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Cần Thơ trong những năm qua đang diễn ra theo đúng xu hướng và đã có những đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng và phát triển của địa phương này.

- Khu vực I (nông - lâm nghiệp, thủy sản) chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, nhất là giá cả vật tư, nhiên liệu, nông sản luôn biến động, đất nông nghiệp giảm dần do phát triển đô thị; gắn việc hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao tập trung như lúa, đậu

nành, mè, rau an toàn, cây ăn trái,… nuôi thủy sản với đầu tư mới, nhận thức của nông dân về sản phẩm sạch, chất lượng cao được nâng lên, việc cải tiến các biện pháp canh tác cùng với đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển công nghệ sau thu hoạch có tiến bộ, góp phần khống chế dịch bệnh, tăng năng suất, chất lượng. Đồng thời, thành phố Cần Thơ quan tâm đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, bảo quản, chế biến,… Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đã có những tiến triển trong việc tăng tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất. Qui mô, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên, chủng loại đa dạng, nhiều sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước; một số lĩnh vực công nghiệp phát triển mạnh, nằm trong nhóm đầu của vùng như: chế biến thủy hải sản, chế biến gạo xuất khẩu, rau quả, tân dược, phân bón, thuốc dùng trong nông nghiệp, vật liệu xây dựng, nhựa, may mặc, giày da, đóng tàu, chế biến đồ gỗ,... với sự phát triển đô thị hóa rõ nét.

- Khu vực III (thương mại - dịch vụ) hoạt động thương mại phát triển mạnh, với nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành, phát triển thêm cơ sở hạ tầng thương mại (mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được củng cố và phát triển đáng kể, thực hiện cả hai chức năng bán buôn và bán lẻ, nguồn hàng khá phong phú, đủ sức chi phối và điều tiết thị trường. Thành phố Cần Thơ đã cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một lượng khá lớn hàng hóa bao gồm bia, nước ngọt, bột giặt, thuốc tân dược, thức ăn gia súc và một số vật tư phục vụ sản xuất; đồng thời, mua vào một lượng lớn hàng hóa từ các thị trường trên để tiêu thụ nội địa và phát luồng đi nơi khác gồm hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, hàng điện máy, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và chế biến.

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

3.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản .

Quá trình chuyển dịch ở thành phố không chỉ diễn ra ở cơ cấu ngành mà còn ở ngay trong nội bộ ngành. Số liệu ở bảng 3.5 trình bày về giá trị sản xuất của ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản cũng như cơ cấu giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2000-2010. Theo đó, giá trị tăng thêm của ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2000-2010 gia tăng với tốc độ bình quân khoảng 15,70%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 12,99%/năm, mức tăng trưởng của giá trị sản xuất của ngành thủy sản là rất cao và rất ấn tượng (31,25%/năm). Trong khi đó, với đặc thù về thổ nhưỡng ở thành phố Cần Thơ, sự gia tăng không đáng kể của ngành lâm nghiệp (1,02%/năm).

Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ2000- 2010 Giá hiện hành 2.262 2.332 3.278 3.403 4.325 4.836 5.470 6.770 9.867 9.872 9.721 15,70 Nông nghiệp 2.055 2.068 2.873 2.831 3.352 3.801 3.976 4.536 7.109 6.856 6.972 12,99 Lâm nghiệp 28 32 31 31 35 32 29 37 28 32 31 1,02 Thủy sản 179 232 374 541 938 1.003 1.465 2.196 2.730 2.984 2.716 31,25 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 90,85 88,68 87,64 83,19 77,50 78.6 72,69 67,01 72,05 67,48 71,72 Lâm nghiệp 1,24 1,36 0,95 0,92 0,81 0.66 0,53 0,55 0,29 0,31 0,32 Thủy sản 7,91 9,96 11,41 15,89 21,69 20,74 26,78 32,44 27,67 32,21 27,96

Nguồn: Niên giám thống kê của TP Cần Thơ

Ghi chú: TĐBQ là tốc độ tăng trưởng bình quân, được tính bằng %

Số liệu ở bảng 3.5 phản ánh sự dịch chuyển rõ nét trong giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) của ngành nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) và ngành thủy sản. Cụ thể, đó là sự giảm dần trong tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp cùng với sự gia tăng đáng kể trong giá trị sản xuất của ngành này. Thật vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn

thành phố là 2.055 tỷ đồng trong năm 2000, tăng lên thành 3.081 tỷ đồng trong năm 2005 và đạt mức 6.972 tỷ đồng trong năm 2010. Về cơ cấu, tỷ trọng đóng góp của ngành này giảm tương ứng từ mức 90,85% của năm 2000 xuống còn 78,6% trong năm 2005 và 71,72% trong năm 2010.

Ngành lâm nghiệp năm 2000 toàn thành phố Cần Thơ có 28 tỷ đồng, chiếm 1,24%, đến năm 2005 là 32 tỷ đồng, chiếm 0,66% và đến năm 2010 là 31 tỷ đồng, chiếm 0,32% giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản.

Đối với ngành thủy sản, giá trị sản xuất và tỷ trọng đóng góp của ngành này vào cả ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản là rất ấn tượng ở thành phố Cần Thơ. Giá trị sản xuất của ngành này là 179 tỷ đồng trong năm 2000, tăng lên thành 1.003 tỷ và 2.716 tỷ đồng trong năm 2005 và 2010. Sự gia tăng này cũng đã góp phần tạo ra sự tăng lên trong tỷ trọng tương ứng với mức 7,91% (năm 2000), 20,74% (năm 2005) và 27,96% (năm 2010).

Bảng 3.6: Cơ cấu giá trị tăng thêm của Ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐBQ2001- 2010 Giá hiện hành 1.337 1.356 1.882 2.013 2.438 2.670 2.938 3.407 4.147 4.954 5.592 15.58 Nông nghiệp 1.206 1.192 1.643 1.661 1.881 2.120 2.191 2.407 3.630 3.717 4.112 11.26 Lâm nghiệp 22 25 25 26 26 23 21 26 19 16 12 -1.3 Thủy sản 109 139 214 327 531 527 726 974 1.164 1.221 1.468 35.9 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 90,20 87,92 87,30 82,50 77,15 79,40 74,57 70,64 75,42 75,03 73,53 Lâm nghiệp 1,65 1,83 1,33 1,27 1,07 0,86 0,71 0,78 0,40 0,04 0,02 Thủy sản 8,15 10,25 11,37 16,23 21,78 19,74 24,71 28,59 24,18 24,93 26,45

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 -81 )

×