2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2.3. Nhóm lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững
Mặc dù vẫn còn những quan điểm khác nhau về mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều nhìn nhận giữa tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường nhân văn ở nông thôn có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện ở các khía cạnh dưới đây:
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với môi trường tự nhiên: để gia tăng sản lượng nông nghiệp, có hai phương thức thực hiện, đó là phương thức quảng canh và phương thức thâm canh.
Đối với phương thức quảng canh, việc mở rộng diện tích canh tác do chặt phá rừng và sản xuất độc canh, chỉ có thể đưa đến tăng trưởng nông nghiệp trong ngắn hạn, còn trong dài hạn môi trường tự nhiên sẽ bị suy thoái, dẫn tới sản lượng và thu nhập sẽ giảm sút.
Đối với phương thức thâm canh, tình trạng lạm dụng cao các hóa chất để gia tăng sản lượng cũng dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên và sản lượng nông nghiệp giảm sút. Tuy nhiên, phương thức thâm canh có khả năng khắc phục suy thoái môi trường bằng việc sử dụng các hóa chất đầu vào đúng liều lượng và đúng cách, đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu ngăn mặn cũng như đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi, khôi phục và bảo vệ tốt tài nguyên rừng.
Rõ ràng là nguyên nhân của mất cân bằng sinh thái không phải do tăng, trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mà do phương thức thực hiện chúng gây ra. Do đó, mô hình phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phương thức canh tác đa canh, tiến bộ để thực hiện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhưng không làm suy thoái môi trường. Có nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để phản ánh mối quan hệ này, trong đó chỉ tiêu được xem là tổng hợp và thường được sử dụng nhiều nhất là tỉ lệ che phủ của rừng.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự nghèo đói: cả phương thức quảng canh và phương thức thâm canh thiếu khoa học đều dẫn đến suy thái môi trường và giảm sản lượng nông nghiệp trong dài hạn, trong khi dân số liên tục tăng, hệ quả là thất nghiệp và nghèo đói trong nông thôn xuất hiện, ngay cả khi áp dụng các kỹ thuật sân xuất đảm bảo không suy thoái môi trường vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói do sản lượng tăng nhanh, làm giá giảm và thu nhập của nông dân, nhất là các hộ sản xuất nhỏ bị giảm sút. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, họ sẽ bị thu lỗ và không có khả năng tái đầu tư, cộng với dân số tăng, dẫn tới thất nghiệp và tình trạng nghèo đói càng trở nên trầm trọng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, buộc một bộ phận nông dân nghèo phải tìm cách kiếm thu nhập bằng cách khai thác tự nhiên như chặt phá rừng, đánh bắt thủy sản bừa bãi. Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập giảm sút và rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Như vậy, một hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững, phải là một hệ thống nông nghiệp vừa bền vững về môi trường tự nhiên, vừa bền vững về phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu phổ biến sử dụng để đánh giá mối quan hệ này là tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông Nghiệp với môi trường con người ở nông thôn: chất lượng môi trường sống của con
người ở nông thôn bao gồm hai mặt cơ bản, đó là tình trạng sức khoẻ - dinh dưỡng và trình độ văn hóa của nguồn nhân lực ở nông thôn.
Mô hình phát triển nông nghiệp bền vững gợi mở: (i) việc sử dụng các phương thức sản xuất tiến bộ theo hướng thầm canh và đa dạng hóa; (ii) bảo đảm thu nhập bền vững trên mức đói nghèo cho nông dân; (iii) cải thiện môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng; và (iv) nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn nhân lực ở nông thôn sẽ là bốn yếu tố cơ bản đảm bảo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
1.2.3.Yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp