Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 36 - 39)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu có tính quy luật cho tất cả các nước là tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày một giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân nhưng kết quả ở mỗi nước sẽ không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ tác động của các nhân tố hình thành lên cơ cấu kinh tế của nước đó.

Trong thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu của một nền kinh tế nói chung và cơ cấu của một ngành kinh tế nói riêng, nhưng hầu như các nhà kinh tế học cơ bản thống nhất phân thành hai nhóm nhân tố với tính chất và nội dung tác động khác nhau, đó là nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế.

1.2.4.1.Nhóm các nhân tố kinh tế * Vốn sản xuất

Là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra sản lượng quốc gia. Sự gia tăng tổng vốn sản xuất có tác động làm gia tăng sản lượng quốc gia(Đinh Phi Hổ, 2006).

Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và những của cải tự nhiên ban cho như đất, khoáng sản… đang được cải tạo hoặc chế biến(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005).

Vốn thể hiện dưới hình thức hiện vật và tiền tệ. Đó là yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

* Con người (lao động)

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất nhiên, đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý trí và nhiệt tình lao động và được tổ chức có hợp lý. Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005), vì:

- Tài năng, trí tuệ của con người là vô hạn. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức.

- Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn,… để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất, không chỉ là số lượng người lao động mà còn cả chất lượng lao động. Do đó, đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005).

* Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên

Đất nông nghiệp là tài sản gắn liền đối với cuộc sống và sự phát triển của người lao động nông nghiệp, là cơ sở của mọi hoạt động kinh tế - xã

hội của nông thôn (Phan Thúc Huân, 2006).

Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp. Quy mô đất nông nghiệp càng lớn sẽ góp phần làm tăng sản lượng. Các tài nguyên khác dưới các tầng đất, từ rừng, biển,… cũng là các đầu vào của sản xuất. Nếu trữ lượng của chúng càng lớn sẽ có tác động làm gia tăng tích lũy, gia tăng sản lượng quốc gia nhanh chóng.(Đinh Phi Hổ, 2006).

* Khoa học và Công nghệ

Đây là yếu tố đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động. Ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động sống, chi phí sản xuất thấp, do đó tác động tăng tổng sản lượng quốc gia(Đinh Phi Hổ, 2006).

1.2.4.1.Nhóm các nhân tố phi kinh tế

Ngoài các nhân tố tác động mang tính định lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố phi kinh tế và các nhân tố này ngày càng giữ vai trò quan trọng. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế, mỗi nhân tố có tính chất, vai trò tác động khác nhau đến cơ cấu nền kinh tế, trong đó một sẽ nhân tố thường được đề cập đến gồm có :

Thể chế kinh tế chính trị: bao gồm bộ máy tổ chức thực hiện, hệ thống luật pháp và các cơ chế chính sách của nhà nước, mà trước hết là các chính sách kinh tế, tuy không tác động trực tiếp đến cơ cấu kinh tế, nhưng nó tác động rất mạnh đến các nhân tố cung và cầu, đến việc lựa chọn các ngành cũng như các sản phẩm ưu tiên đầu tư, qua đó làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi.

Đặc điểm văn hóa - xã hội: văn hóa - xã hội bao gồm cả tri thức phổ thông và tinh hoa văn minh của nhân loại về khoa học, công nghệ, lối sống,

sống. Trình độ văn hóa của một dân tộc cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến khả năng sáng tạo và tiếp cận công nghệ mới, từ đó làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố cung - cầu và cơ chế chính sách của nhà nước được xem là những tác nhân chủ yếu, có vai trò quyết định đến xu hướng chuyển dịch của nó. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là sự biến đổi nhanh của khoa học và công nghệ. Khi đánh giá tác động của từng nhân tố nêu trên lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần xem xét chúng trong thế vận động và có tính dài hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w