Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 41 - 47)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.6.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số

nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.6.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản đã coi trọng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng, sớm tìm được hướng đi và bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nhất là chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đến nay, Nhật Bản đã có một nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại, có một cơ cấu hợp lý, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất, tự do hóa nông thôn, xem trọng hình thức nông trại gia đình, phát triển kinh tế trang trại gia đình gắn liền hợp tác xã, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp dịch vụ nông nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp về tận nông trại, đảm bảo mục tiêu “an toàn lương thực”, đồng thời phát triển nông nghiệp toàn diện, mở rộng sản xuất các cây trồng khác và phát triển chăn nuôi thông qua phát triển các vùng nông nghiệp đặc thù. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Nhật bản áp dụng chính sách an toàn lương thực thông qua việc cải tạo đất đai, định cư cho nông dân, thiết lập chế độ sở hữu nhỏ, xóa bỏ quyền chiếm dụng ruộng đất bất hợp pháp tạo điều kiện thuận lợi để nông dân yên tâm sản xuất. Chính sách và các luật lệ về nông nghiệp đều lấy trang trại làm đối tượng, đều tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại tiến hành tập trung hóa và hiệp tác hóa sản xuất với quy mô và hình thức thích hợp.

- Chiến lược sản xuất sản phẩm nông nghiệp và sự tăng cường quản lý vĩ mô bằng các chính sách nông nghiệp của chính phủ Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bước vào giai đoạn khôi phục và phát

triển nông nghiệp, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là an toàn lương thực trên cơ sở phát triển chăn nuôi và các loại cây trồng khác. Nhờ có chính sách khuyến nông phù hợp nên sau mười năm, sản lượng nông nghiệp đạt được mức cao nhất của những năm trước chiến tranh. Chiến lược nông nghiệp chuyển sang sản xuất những loại đặc sản nông nghiệp có giá trị thương phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Từ sau năm 1975 khi nông nghiệp phát triển có phần không tương xứng với nhu cầu xã hội, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở bảo đảm an toàn lương thực, thực hiện trợ giá nông sản, hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnhxây dựng các công trình phúc lợi ở nông thôn. Kết quả đến thập kỷ 80, đã đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực và thực phẩm.

- Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Nhật Bản coi nó là yếu tố quyết định trong việc đi sâu vào chuyên môn hóa và mở rộng qui mô kinh doanh, hình thành các trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Hiện đại hóa nông nghiệp được thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa nông dân và Nhà nước phù hợp với từng loại đất, cây trồng, quy mô trang trại và truyền thống thâm canh của Nhật Bản. Đặc biệt hệ thống thủy lợi đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh kết hợp với cải tạo đồng ruộng, đảm bảo diện tích đất được tưới. Nhật Bản chủ yếu là sử dụng hệ thống máy móc nhỏ thích hợp với nông trại và các thửa ruộng đồng lúa quy mô nhỏ. Về công nghệ sinh học, Nhà nước rất quan tâm cho việc lai tạo giống mới, cây trồng và vật nuôi, các công nghệ “GEN” chăn nuôi được hiện đại hóa, sử dụng công nghệ tổng hợp

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn phát triển, tập trung du tư cho khoa học và công nghệ: năm 1978, Trung Quốc tiến hành thực hiện phương thức khoán sân phẩm đến hộ nông dân.

từng bước đa dạng hóa chủ sở hữu ở nông thôn và tập trung đầu tư cho nông nghiệp với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học tạo giống cây trồng, vật nuôi tốt đưa vào sản xuất, tăng cường thủy lợi hóa. cơ giới hóa và hóa học hóa. Kết quả là đến năm 1997, trên 40% diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ 80 kg/ha (1952) lên 257 kg/ha (2002), bảo đảm tưới tiêu nước cho 1/2 diện tích canh tác.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa cể cấu sản phẩm trồng trọt theo hướng xuất khẩu: cùng với hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cường xuất khẩu nông sản, tỷ trọng đóng góp của trồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp năm 1978 là 80% và 15%, đến năm 1997 là 56% và 30%.

Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hội nhập: nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi gia nhập WTO (2001), cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trung Quốc được điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệp HĐH. nhất thể hóa với sân phẩm chất lượng và năng suất cao. có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững. Mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu. nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chính quy hoạch nông nghiệp và từng bước nâng cao tỷ lệ sán xuất chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp. Kết quả đạt được của năm 2003 so với năm 2000, diện tích cây lương thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước giảm từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều lao động, nhất là rau quả tăng, tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng tốt tăng đáng kể, trong đó lúa chất lượng cao vượt 50% và trái cây chất lượng cao đạt 30%.

Giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, đầu tư phát triển hạ tầng và thúc đầy phát triển công nghiệp nông thôn: gần đây. để khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và các khu vực, Trung Quốc đã thực thi chiến lược "Đại khai phát miền Tây" và tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thông qua chính sách giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn.

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Phát triển nông nghiệp trang trại quy mô vừa và nhỏ: từ những năm 1950, Hàn Quốc đã hình thành nền nông nghiệp trang trại trên cơ sở kinh tế hộ nông dân quy mô nhỏ, không phát triển các trang trại quy mô lớn sản xuất kinh doanh theo phương thức sử dụng lao động làm thuê. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nông nghiệp ở giai đoạn này là bảo đảm lương thực. Vì thế, ngoài quản lý việc nhập khẩu lúa gạo, chính phủ đã tập trung cho đầu tư mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất lương thực.

Khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn: bước sang giữa những năm 1960, Hàn Quốc tập trung vào nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua Chương trình phát triển các xí nghiệp phong trào cộng đồng mới ỡ nông thôn, tiếp theo là phong trào Làng mới (Saemaul Undong) nhằm vào nâng cao tinh thần và điều kiện sống, giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa vùng nông thôn và thành thị vào những năm 1970.

Khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học và công nghệ thông qua hỗ trợ tín dụng ưu đãi: để hiện đại hóa nông nghiệp, Hàn Quốc tập trung vào ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học và hóa học, tăng đầu tư thủy lợi và cải tạo đồng ruộng, thực thi chiến lược tổng thể về cơ giới hóa

nông nghiệp theo hướng cơ khí nhỏ thông qua khuyến khích thành lập tổ cơ giới hóa nông nghiệp, cho nông dân vay 60% trong thời hạn 5 năm với lãi suất 6%/năm và hỗ trợ 40% tiền mua máy.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phục vụ xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc vào đầu những năm 1990 có xu hướng chuyển sang nông nghiệp kỹ thuật cao, giảm sản xuất lúa, tăng sản xuất rau quả trong nhà kính với thiết bị điện tử tự động hóa, phát triển nhanh công nghiệp chế biến thực phẩm với gần 5.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Đến năm 2002, chỉ còn khoảng 57% nông dân Hàn Quốc làm nghề trồng lúa.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng riêng hẳn: vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng từ chiến lược ưu tiên công nghiệp hóa đô thị sang chiến lược vừa công nghiệp hóa đô thị vừa công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; kết hợp giữa đẩy mạnh sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sân theo hướng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trường. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kỳ 1988-1998 biến đổi theo hướng: cao su hoa quả, chăn nuôi và mía đường tăng nhanh; lúa gạo, ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tương giảm mạnh.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu: gần đây, Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tư mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây, con có năng suất và chất lượng cao, Thái Lan tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở nông thôn, hình thành được ngành cơ khí nông nghiệp và chế biến nông sản tương đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Khuyến khích các tố chức kinh tế tham gia xuất khẩu: để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sân ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu; phân phối quắm dựa trên quy mô kho chứa để khuyến khích các nhà xuất khẩu xây dựng thêm kho chứa nông sản kết hợp với đầu tư hệ thống phơi sấy, chế biến tại địa bàn nông thôn.

* Kinh nghiệm của Malaysia

Đầu tư kết cấu hạ tầng, hộ trợ nông dân để hình thành các vừng sản mất nông sản phục vụ xuất khẩu: khác với các nước trong khu vực, Malaysia không lấy lúa nước làm trọng tâm, mà tập trung phát triển các cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi, khai thác lâm sản và nghề cá để thu sản phẩm xuất khẩu. Vào những năm 1950, Chính phủ vận động nhân dân đi đến các khu kinh tế mới kèm theo chính sách cứ mỗi hộ đến được cấp 3,2 ha để trồng cây xuất khẩu và 0,8 ha để trồng cây lương thực, cho vay vốn sau 12 năm hoàn lại; đồng thời chi những khoản tiền lớn để đầu tư hạ tầng nối liền thành thị với nông thôn, phát triển cơ sở y tế, giáo dục ở các khu kinh tế mới để giúp nông dân nhanh chóng ổn định đời sống.

Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động: đến những năm 1960, Chính phủ dồn mọi nỗ lực tiếp tục phát triển nông nghiệp và bắt đầu phát triển công nghiệp, khuyến khích đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó có công nghiệp chế biến nông sản. Với phương châm, đối với các nông sản xuất khẩu như: cao su, cọ dầu, sẽ xây dựng các nhà máy lớn với trang thiết bị hiện đại để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm nêu dùng trong nước, sẽ kết hợp giữa các quy mô

và các công nghệ từ thủ công đến hiện đại với 24 ngành nghề khác nhau, trong đó chú ý đến các ngành xay xát, làm bột gạo và bột ngô, chế biến sắn, đậu tương và thức ăn gia súc.

Chú trọng phát triển lương thực và hỗ trọ nông dân nâng cao thu nhập: bên cạnh đó, Malaysia còn chú trọng phát triển lương thực, hỗ trợ để tăng thu nhập cho nông dân, trước hết là nông dân trồng lúa về phổ biến giống môi, tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi, trợ giá cho cả người sản xuất và người tiêu thụ lúa. Nhờ đó, nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao xuất khấu nông sản ở giai đoạn 1992 - 2002 tăng bình quân l.6%/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 41 - 47)