KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
3.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Khi đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cần được đảm bảo:
Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) phải lớn hơn 0.5 mới thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp.
Điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.
Tổng phương sai tích lũy (Cumulative) có giá trị lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (Hair & ctg, 1998).
Đối với Ma trận xoay nhân tố, các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) từ 0.4 trở lên sẽ được lựa chọn.
Kiểm định Bartlett có Sig. < 0.01, các biến đặc trưng mới có tương quan tuyến tính với biến đại diện.
Kết quả của phân tích nhân tố trên đây cho thấy sáu nhân tố được trích ra tại Eigenvalues là 1.149 và tổng phương sai trích là 51.196%. Kết quả này cho thấy hệ số KMO đạt yêu cầu (0.908) , có Sig.=0.000 (<0.01) chứng tỏ các biến đặc trưng mới có tương quan tuyến tính với biến đại diện và các thang đo có một số biến quan sát không đạt yêu cầu cụ thể như: Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ người học, nơi đào tạo có trách nhiệm với người học, lý thuyết đảm bảo cho thực hành, thời lượng thực hành đảm bảo, phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, hoạt động tư vấn nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu (xem bảng 3.3 và xem chi tiết phụ lục 5). Vậy nên ta tiếp tục phân tích EFA lần 2 ta được kết quả như sau (bảng 3.4) :
Bảng 3.3 Tổng phương sai được giải thích
Nhân tố
Giá trị riêng ban đầu Thông số trích Thông số xoay sau khi trích
Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy 1 9.664 30.199 30.19 9 9.664 30.199 30.199 4.433 13.852 13.852 2 2.480 7.751 37.950 2.480 7.751 37.950 3.545 11.078 24.930 3 1.717 5.365 43.31 6 1.717 5.365 43.316 2.925 9.142 34.071 4 1.675 5.234 48.550 1.675 5.234 48.550 2.509 7.841 41.912 5 1.298 4.056 52.606 1.298 4.056 52.606 2.306 7.206 49.118 6 1.149 3.590 56.19 6 1.149 3.590 56.196 2.265 7.078 56.196 7 .976 3.051 59.247 Nguồn: xử lý số liệu bằng SPSS 16.0
Bảng 3.4 Tổng phương sai được giải thích
Nhân tố Giá trị riêng ban đầu Thông số trích Thông số xoay sau khi trích
Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy 1 8.036 30.908 30.908 8.036 30.908 30.908 4.067 15.642 15.642 2 2.289 8.805 39.713 2.289 8.805 39.713 3.092 11.893 27.535 3 1.523 5.859 45.573 1.523 5.859 45.573 2.455 9.443 36.978 4 1.491 5.733 51.305 1.491 5.733 51.305 2.324 8.937 45.915 5 1.210 4.652 55.958 1.210 4.652 55.958 2.130 8.194 54.109 6 1.083 4.165 60.122 1.083 4.165 60.122 1.563 6.013 60.122 7 .916 3.522 63.644 Nguồn: xử lý số liệu bằng SPSS 16.0
Kết quả của phân tích nhân tố trên đây cho thấy sáu nhân tố được trích ra tại Eigenvalues là 1.082 và tổng phương sai trích là 60.122%. Kết quả này cho thấy hệ
số KMO đạt yêu cầu (0.895) , có Sig.=0.000 (<0.01) chứng tỏ các biến đặc trưng mới có tương quan tuyến tính với biến đại diện và các thang đo có một biến quan sát không đạt yêu cầu cụ thể như: chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ (xem chi tiết phụ lục 5). Ta lại tiếp tục phân tích EFA lần 3 ta được kết quả như sau:
Bảng 3.5: Tổng phương sai được giải thích
Nhân tố Giá trị riêng ban đầu Thông số trích Thông số xoay sau khi trích
Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy Tổng % của phương sai % Tích lũy 1 7.693 30.773 30.773 7.693 30.773 30.773 4.092 16.366 16.366 2 2.279 9.117 39.891 2.279 9.117 39.891 3.102 12.410 28.776 3 1.517 6.066 45.957 1.517 6.066 45.957 2.397 9.589 38.365 4 1.467 5.867 51.824 1.467 5.867 51.824 2.166 8.665 47.030 5 1.210 4.838 56.663 1.210 4.838 56.663 2.067 8.267 55.297 6 1.030 4.119 60.782 1.030 4.119 60.782 1.371 5.485 60.782 7 .909 3.634 64.416 Nguồn: xử lý số liệu bằng SPSS 16.0
Kết quả của phân tích nhân tố trên đây cho thấy sáu nhân tố được trích ra tại Eigenvalues là 1.030 và tổng phương sai trích là 60.782%. Kết quả này cho thấy hệ số KMO đạt yêu cầu (0.899) , có Sig.=0.000 (<0.01) chứng tỏ các biến đặc trưng mới có tương quan tuyến tính với biến đại diện và các thang đo các biến quan sát cũng đạt yêu cầu (xem chi tiết phụ lục 5).
Kết quả của phân tích EFA
Bảng 3.5 có được kết quả phân tích nhân tố khám phá. Bảng này cho biết các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.05. Các thang đo sau khi được phân tích nhân tố có ba mươi hai biến quan sát thì có hai mươi lăm biến quan sát được chấp nhận và có sáu nhân tố đại diện cho các biến đặc trưng của nhân tố được sắp xếp lại khác với mô hình nhân tố lý thuyết ban đầu.
Nhân tố 1: Đội ngũ giảng viên bao gồm các tám biến quan sát : GV6, GV5, GV4,
GV7, GV3, GV8, GV1, GV2 (Giảng viên dẫn dắt người học ứng dụng thực tế, giảng viên có kinh nghiệm thực tế, giảng viên bồi dưỡng người học nâng cao năng
lực tự học, giảng viên phát huy tính tích cực người học, giảng viên cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy thu hút, giảng viên chuẩn bị bài tốt, kiến thức giảng viên vững vàng). Đặt tên cho nhân tố này là TEA.
Nhân tố 2: gồm sáu biến quan sát : DVHT3, MT3, DVHT4, MT4, CSVC3, CSVC2
(Hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt , tìm hiểu đáp ứng nhu cầu người học , dịch vụ ăn ở đáp ứng tốt , bầu không khí học tập tạo tâm thế tích cực, sinh viên dễ tiếp cận tài liệu thư viện, nguồn tài liệu thư viện đáp ứng nhu cầu học tập). Theo lý thuyết ban đầu : các biến MT3, MT4 thuộc thang đo “môi trường học tập”; các biến DVHT3, DVHT4 thuộc thang đo “dịch vụ hỗ trợ”; các biến CSVC3, CSVC2 thuộc thang đo “cơ sở vật chất” nhưng qua EFA được xếp chung với nhau trong một nhân tố. Đặt tên cho nhân tố này là SUB.
Nhân tố 3: gồm bốn biến quan sát: HV2, HV3, HV1, HV4 (Nhận thức đúng đắn về
nghề nghiệp, thái độ học tập tích cực, kiến thức trước khi học đảm bảo, ý thức tự học cao). Đặt tên cho nhân tố này là KNO.
Nhân tố 4: gồm hai biến quan sát : CSVC5, CSVC4 (Nhà trường trang bị đầy đủ
thiết bị phương tiện dạy và học, thiết bị thực hành tốt). Đặt tên cho nhân tố này là MAR.
Nhân tố 5: gồm ba biến quan sát : CT2, CT4, CT3 (MHL-môn học phân bổ hợp lý,
MHL- Thời lượng lý thuyết đảm bảo, MHL-môn học bổ sung kiến thức cho nhau). Đạt tên cho nhân tố này là APP.
Nhân tố 6: gồm hai biến quan sát DVHT2, MT1 (Nhân viên phòng ban có thái độ phục vụ tốt, thân thiện với người học). Theo lý thuyết ban đầu : biến MT1 thuộc thang đo “môi trường học tập”; biến DVHT2 thuộc thang đo “dịch vụ hỗ trợ”, nhưng qua EFA được xếp chung với nhau trong một nhân tố. Đặt tên cho nhân tố này là ENV.
Qua việc đánh giá thang đo, kết quả phân tích các thang đo này đạt yêu cầu. Các biến quan sát của các thang đo này sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo.
Bảng 3.6 Ma trận nhân tố xoay
Nhân tố
1 2 3 4 5 6
Giảng viên dẫn dắt người học ứng dụng thực tế .720
Giảng viên có kinh nghiệm thực tế .700
Giảng viên bồi dưỡng người học nâng cao năng lực tự học .696
Giảng viên phát huy tính tích cực của người học .667
Giảng viên cập nhật kiến thức .662
Phương pháp giảng dạy thu hút .660
Giảng viên chuẩn bị bài tốt .621
Kiến thức giảng viên vững .590
Hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt .781
Tìm hiểu đáp ứng nhu cầu người học .662
Dịch vụ ăn ở đáp ứng tốt .645
Bầu không khí học tập tạo tâm thế tích cực .620
Sinh viên dễ tiếp cận tài liệu thư viện .595
Nguồn tài liệu thư viện đáp ứng nhu cầu người học .544
Nhận thức đúng về nghề nghiệp .800
Thái độ học tập tích cực .701
Kiến thức trước khi học đảm bảo .672
Ý thức tự học cao .652
Nhà trường trang bị đầy đủ phương tiện và thiết bị dạy học .803
Thiết bị thực hành tốt .751
Môn học phân bổ hợp lý .788
Thời lượng lý thuyết đảm bảo .699
Môn học bổ sung kiến thức cho nhau .655
Nhân viên phòng ban có thái độ phục vụ tốt .642
Thân thiện với người học .524
Phương pháp trích: Phân tích nhân tố chủ yếu. Phương pháp xoay: Varimax
Đối với chất lượng đào tạo nghề: kết quả phân tích Cronbach Alpha lần 1 ta có
kết quả như sau:
Bảng 3.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến – tống
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Mức điểm đạt được 7.7752 1.470 -.164 .708 Mức điểm thể hiện tính công bằng 7.1614 .708 .359 -.371a Mức điểm phản ánh đúng năng lực học tập 7.2248 .718 .330 -.297a Nguồn: xử lý số liệu bằng SPSS 16.0
Kết quả này cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các thang đo là 0,226 (<0.6) không đạt yêu cầu , và nhân tố: MHL-mức điểm đạt được bị loại vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Ta tiếp tục phân tích Cronbach Alpha.
Phân tích Cronbach Alpha lần 2 ta có kết quả như sau
Kết quả này cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các thang đo là 0.708 (> 0.6) nên các biến quan sát cũng đạt yêu cầu. Tiếp tục phân tích EFA ta thấy: Tại Eigvenvalue là 1.548, tổng phương sai trích là 77.387%. Qua việc đánh giá thang đo này cũng đạt yêu cầu. Như vậy, nhân tố chất lượng đào tạo được giải thích bởi hai nhân tố: Mức điểm phản ánh đúng năng lực học tập; Mức điểm thể hiện tính công bằng. Vì vậy, các biến quan sát của thang đo sẽ được đưa vào phân tích tiếp theo. (Xem bảng 3.8 và chi tiết tại Phụ lục 5).
Bảng 3.8: Tổng số phương sai giải thích
Nhân tố Giá trị riêng ban đầu Thông số trích
Tổng % của
phương sai % Tích lũy Tổng
% của
phương sai % Tích lũy
1 1.548 77.387 77.387 1.548 77.387 77.387
2 .452 22.613 100.000
Từ kết quả phân tích nhân tố, mô hình ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và các giả thuyết đặt ra được đề nghị mới như sau:
Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề đã điều chỉnh.
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1 : Đội ngũ giảng viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề. H2: Dịch vụ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề. H3: Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề. H4: Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề. H5: Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề. H6: Môi trường học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề.
Bảng 3.9: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề :
Mã hóa Đội ngũ giảng viên
TEA1 MHL-giảng viên dẫn dắt người học ứng dụng thực tế TEA2 MHL-giảng viên có kinh nghiệm thực tế
TEA3 MHL-giảng viên bồi dưỡng người học nâng cao năng lực tự học TEA4 MHL-giảng viên phát huy tính tích cực người học
TEA5 MHL-phương pháp giảng dạy thu hút TEA6 MHL- giảng viên cập nhật kiến thức
Đội ngũ giảng viên
Dịch vụ hỗ trợ
Người học nghề
Cơ sở vật chất đào tạo
Chương trình đào tạo
Môi trường học tập
Chất lượng đào tạo nghề
TEA7 MHL-giảng viên chuẩn bị bài tốt TEA8 MHL-kiến thức giảng viên vững
Các dịch vụ hỗ trợ
SUP1 MHL-hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt SUP2 MHL-tìm hiểu đáp ứng nhu cầu người học SUP3 MHL-dịch vụ ăn ở đáp ứng tốt
SUP4 MHL-bầu không khí học tập tạo tâm thế tích cực SUP5 MHL-sinh viên dễ tiếp cận tài liệu thư viện
SUP6 MHL- nguồn tài liệu thư viện đáp ứng nhu cầu học tập
Người học nghề.
KNO1 MHL- nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp KNO2 MHL-thái độ học tập tích cực
KNO3 MHL-kiến thức trước khi học đảm bảo KNO4 MHL-ý thức tự học cao
Cơ sở vật chất đào tạo.
MAR1 MHL- nhà trường trang bị đầy đủ thiết bị phương tiện dạy và học MAR2 MHL-thiết bị thực hành tốt
Chương trình đào tạo.
APP1 MHL-môn học phân bổ hợp lý APP2 MHL- Thời lượng lý thuyết đảm bảo APP3 MHL-môn học bổ sung kiến thức cho nhau
Môi trường học
EVN1 MHL-nhân viên phòng ban có thái độ phục vụ tốt EVN2 MHL-thân thiện với người học
Nguồn: Mã hóa biến