GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu
Sàng lọc dữ liệu : Loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ.
Mẫu dữ liệu nghiên cứu: Số phiếu khảo sát thỏa mãn yêu cầu và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
Phương pháp xử lý số liệu:
1/ Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo được tác giả xây dựng trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, tổng hợp trong chương 1, qua thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các giảng viên giảng dạy. Bước đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha để loại một số biến rác. Các biến có tương quan biến tổng số điểm nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn các yếu tố (thang đo) khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)
2/ Tác giả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA): Rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của một tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Phân tích nhân tố khám phá được xem là phù hợp khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Kiểm định tính thích hợp của EFA: Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu trị số KMO lớn (0.5<KMO<1), phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Nếu KMO<0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Đinh Phi Hổ, 2012)
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thang đo đại diện: Kiểm định Bartlett nếu Sig.<0.01 thì các biến đặc trưng có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (Đinh Phi Hổ, 2012).
Kiểm định mức độ giải thích của các biến đặc trưng đối với nhân tố: sử dụng phương sai trích (% cumulative variance): Phần trăm biến thiên của biến quan sát. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Hair & ctg, 1998).
Factor loading : Hệ số tải nhân tố, là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Factor loading phải lớn hơn 0.5 mới đảm bảo độ tin cậy của các biến quan sát và có ý nghĩa thực tiễn.
3/ Trên cơ sở thang đo chất lượng đào tạo đã được xử lý, tác giả tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và mức độ tác động (mối quan hệ) của các nhân tố này đối với chất lượng đào tạo.
Kiểm định hệ số hồi quy: Nếu biến nào có Sig.<0.01 thì biến đó tương quan có ý nghĩa với SAT với độ tin cậy 99% (Đinh Phi Hổ, 2012).
Kiểm định mức độ phụ thuộc của mô hình
- Giải thích mức độ phụ thuộc của mô hình: dựa vào R2 hiệu chỉnh.
- Mức độ phù hợp: Nếu Sig.<0.01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Sử dụng kiểm định Spearman, nếu biến nào có mức ý nghĩa Sig.>0.05 mới có ý nghĩa thống kê. Còn biến nào có mức ý nghĩa Sig.<0.05 thì loại bỏ.
Thảo luận kết quả hồi quy.
Hàm hồi quy đa biến được xây dựng có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε Trong đó :
Y : Chất lượng đào tạo nghề.
β1, β2, β3, β4, β5,β6: Hệ số hồi qui.
X1, X2, X3, X4, X5, X6 : Các nhân tố ảnh hưởng.
X1 : nhân tố chương trình đào tạo
X3 : Nhân tố đội ngũ giảng viên.
X4 : Môi trường học tập.
X5: Dịch vụ hỗ trợ.
X6: Người học nghề
Tóm tắt chương 2
Trong chương này, tác giả chủ yếu là giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh như: các nghề đào tạo; số lượng Sinh viên của nhà trường đào tạo hằng năm; giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác dạy học; trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường; các thành tích mà trường đạt được trong mấy năm qua. Qua đó cho ta thấy: cơ cấu tổ chức nhà trường không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường. Thực trạng về đào tạo tại trường cho thấy trường đã đào tạo được số lượng lớn lao động cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế suất của thành phố và vùng lân cận, các ngành nghề đào tạo cũng không ngừng được mở ra theo nhu cầu của xã hội. Cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đào tạo. Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả cũng giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà đề tài sử dụng: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện với việc căn cứ vào quá trình tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước nhằm xây dựng mô hình lý thuyết; kết hợp thảo luận với sinh viên đang học tại trường để bổ sung các biến quan sát của thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề; đồng thời, tham khảo lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên nhằm điều chỉnh thang đo chất lượng đào tạo nghề. Sau khi thực hiện các bước trên thì kết quả đạt được trong nghiên cứu định tính là phần lớn những người tham gia phỏng vấn thảo luận đồng ý với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng được đề cập tại chương một và tán thành với các quan sát để đo lường chất lượng đào tạo nghề.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc thu thập số liệu thông qua điều tra khảo sát bằng câu hỏi kèm theo các thang đo đối với 370 sinh viên đang theo học tại trường từ năm thứ hai trở đi. Toàn bộ số liệu thu thập được từ việc điều tra khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 với bước đi đầu tiên là tiến hành phân tích mô tả, tiếp theo là kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại bỏ một số biến không đạt yêu cầu, kiểm định độ giá trị thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng, tác giả tiến hành
phân tích tương quan và phân tích hồi quy để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và mức độ tác động của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo.
CHƯƠNG 3