Mục tiêu, lộ trình phát triển dịch vụ đến năm 2014

Một phần của tài liệu hoàn thiện phối thức marketing - mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 63 - 89)

3.1.1. Sứ mệnh

Với sứ mệnh Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Với tầm nhìn 2014, Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.[19].

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, chiến lược của Ngân hàng là phát triển nhanh nhưng phải có tính bền vững, thành quả có được phải dựa trên một chiến lược đúng đắn và lâu dài. Chính vì vậy, Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa hệ thống ngân hàng lõi (corebanking) vào hoạt động, với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đã xây dựng một mô hình quản trị hiện đại với các khối chức năng chuyên biệt, hoạt động minh bạch hạn chế rủi ro và tất cả hướng tới phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.[19].

Cũng theo ông Nguyễn Đức Vinh, để phát triển Techcombank lên một quy mô và tầm vóc mới, từ đầu năm 2009 Ban lãnh đạo Techcombank đã hợp tác cùng với các nhà tư vấn hàng đầu về chiến lược trên thế giới để đánh giá và tư vấn cho Techcombank một chiến lược phát triển mới phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hơn, thách thức hơn.[19].

3.1.2. Lộ trình, mục tiêu

Với mục tiêu đến hết năm 2014, tăng vốn lên mức 9.000 tỷ đồng, Tổng tài sản tăng lên khoảng 844.382 tỷ đồng, trong đó Tecombank là 844.149 tỷ đồng. Và đạt một số mục tiêu tài chính sau:

Bảng 3.1: Bảng mục tiêu tài chính tính đến hết năm 2014 - Techcombank

STT Các chỉ tiêu Đơn vị 1 Nguồn vốn huy động 828.670 Tỷ đồng 2 Tổng dư nợ 87.619 Tỷ đồng 3 Tỷ lệ nợ xấu 3-5 1,98%, 4 Tỷ lệ ROA 2,12%, 5 Tỷ lệ ROE 28%

6 Lợi nhuận trước thuế 8.467 Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2010, kế hoạch năm 2014 )

Số lượng cán bộ công nhân viên: 9.330 người, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch là 650.[19].

Các mục tiêu phi tài chính khác:

Hoạt động đầu tư: Giai đoạn tới Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư cho

hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh với các dự án: nâng cấp hệ thống T24, T Risk, Data Warehouse. Đầu tư mua đất đai, xây trụ sở, chi nhánh, mua sắm POS, ATM,… Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến sẽ là 1.264 triệu đồng.[19, tr4].

Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm: Đẩy mạnh phát triển phân

khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME. Tạo đột phá và cách biệt trong việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, trọng tâm khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập khá trong xã hội. Phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.[19, tr4].

Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng: Ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Business Intelligence, Cash Management, Risk Rating, Sale Force, … nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối, nâng cấp toàn diện hệ thống T24r7 lên T24r9 theo kiến mở, đảm bảo sự phát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độ nhanh của ngân hàng trong 5 năm tới đây[19, tr4].

Công tác truyền thông: Thực hiện các cải cách cần thiết nhằm nâng

cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, đặc biệt là trong thị trường phía Nam để thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực này. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ định vịthương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu.[19, tr4].

Công tác quản trị rủi ro: Phấn đấu tỷ lệ nợ 3-5 xuống còn 1,98% tổng

dư nợ. Cải thiện công tác tái thẩm định. Rà soát và cập nhật các chính sách quản lý rủi ro thị trường trên cả hai phương diện rủi ro lãi suất thanh quản và rủi ro thanh khoản, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản.[19, tr4].

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị: Xây dựng cơ chế điều chuyển

vốn nội bộ rõ rang, minh bạch, trở thành một công cụ quản lý đắc lực giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh các khối, đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai công tác quản trị tài sản Nợ - Có, tạo ra những hỗ trợ quan trọng giúp ban lãnh đạo, hội đồng ALCO có những chiến lược, quyết định đúng đắn.[19, tr4].

Định hướng hoạt động cho các công ty con

Công ty Quản lý tài sản và khai thác tài sản thu nợ AMC: Đẩy mạnh

và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ Techcombank. tiếp tục thực hiện các dự án bất động sản đã được phê duyệt chủ trương. Triển khai đầu tư các dự án bất động sản quy mô vừa và nhỏ ( trụ sở giao dịch cho Techcombank) theo yêu cầu phát triển mạng lưới của Techcombank.[19, tr4].

Công ty Quản lý Quỹ TechcomCapital: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên cạnh khách hàng chính là Techcombank, phấn đấu mở rộng đối tượng uỷ thác sang tổ chức, cá nhân khác. Tiếp tục mở rộng tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển.[19, tr4].

Công ty Chứng khoán TechcomSecurities: Hoạt động môi giới, lưu

ký: Đạt được thị phần 5% vào cuối năm 2010. Trọng tâm xây dựng hoạt động phân tích, nghiên cứu, với mục tiêu xây dựng đội ngũ phân tích hàng đầu, có chất lượng cao, làm nền tảng cho xây dựng thương hiệu TechcomSecurities. Công ty dự kiến tái cơ cấu danh mục đầu tư hiện tại, nghiên cứu và đề xuất đầu tư danh mục cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt, có tinh thanh khoản cao nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.[19, tr5].

Định hướng hợp tác chiến lược với HSBC: Sử dụng và khai thác

mạng lưới trong nước và quốc tế, phối hợp phát triển các sản phẩm đồng thương hiệu. Nghĩa là, ngân hàng số 1 thế giới HSBC và Techcombank cùng nhau chia sẻ và khai thác các mạng lưới của 2 ngân hàng này, trên phạm vi toàn câu, đây là một lợi thế rất lớn mà các ngân hàng khác không có được.[19, tr5]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Các giải pháp

Số lượng ngân hàng tại thị trường Việt nam ngày càng gia tăng, mức cung đang tăng trưởng mạnh và khách hàng đang đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Các ngân hàng đang rất nỗ lực thực hiện các hoạt động Marketing để nâng cao hình ảnh của mình. Nhưng nâng như thế nào và cao bao nhiêu, đó thực sự là một câu hỏi rất lớn, đòi hỏi hoạt động Marketing của Techcombank tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

3.2.1. Những giải pháp vi mô

Tập trung cho công tác đào tạo cán bộ chuyên viên và cải tiến chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài.

Xây dựng đội ngũ nhân viên, nguồn nhân lực làm Marketing chuyên nghiệp, có chuyên môn cao nhằm phục vụ mở rộng mạng lưới của hệ thống.

Do đó, việc chuẩn hoá các nội dung đào tạo theo từng chức danh, nhóm chức danh công việc là cơ sở để đảm bảo nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt công việc, phát huy khả năng của bản thân. Các nội dung đào tạo cụ thể như: chương trình đào tạo định hướng chung cho nhân viên mới; bộ tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cho giao dịch viên và các điểm giao dịch; sản phẩm tiết kiệm, tài khoản và tiến trình thực hiện; sử dụng hệ thống phần mềm T24 dành cho giao dịch viên; các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp và tiến trình thực hiện giao dịch; các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cá nhân và tiến trình thực hiện giao dịch; kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp; kỹ năng bán hàng dành cho giao dịch viên; sử dụng hệ thống phần mềm T24 cho đội ngũ PT & HTKD; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng bán hàng cho đội ngũ chuyên viên khách hàng; Kỹ năng bán hàng dành cho giao dịch viên; sử dụng hệ thống phần mềm T24 dành cho giao dịch viên. Đó là các nội dung đang được Techcombank triển khai đào tạo cho đội ngũ nhân viên mới cũng như các cán bộ, chuyên viên trong ngân hàng. Các nội dung này phải không ngừng được thay đổi và mở rộng cho phù hợp với thực tế. Những chương trình đào tạo này là nền tảng xây dựng văn hoá công ty và môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Đi theo một định hướng ngân hàng bán lẻ, Techcombank phải không ngừng chú trọng đến đội ngũ nhân sự của mình cả về số lượng và chất lượng.

Song song với việc đào tạo nhân viên, Techcombank cũng phải luôn cải tiến một cách phù hợp chế độ đãi ngộ. Điều này có tác dụng động viên, khuyến khích cán bộ nhân viên cống hiến hết mình vì Techcombank và cũng nhằm hài hoà quyền lợi giữa cổ đông, ngân hàng và nhân viên. Hiện nay, cơ chế đãi ngộ của Techcombank cũng tương đối làm hài lòng nhân viên: thu nhập ở mức cạnh tranh trên thị trường; lương không cố định vì được bổ sung theo sự đóng góp của cá nhân; ngân hàng hỗ trợ kinh phí đào tạo; chương

trình tín dụng ưu đãi; chương trình thưởng quyền mua cổ phiếu. Tuy nhiên, cơ chế đãi ngộ phải luôn luôn được bổ sung và cải tiến mới có thể làm hài lòng những nhân viên có đóng góp tích cực với Techcombank.

Đa dạng hoá sản phẩm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ngày càng lớn, yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng cũng ngày càng cao và nhất là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT), DVNH không ngừng được cải tiến và DVNH hiện đại đã ra đời. Các ngân hàng có thể đưa ra thị trường những dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống theo phương thức mới có hàm lượng công nghệ cao. DVNH hiện đại được hiểu bao gồm những DVNH truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại (process innovation) và những dịch vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng (product innovation).[21].

Việc cung cấp cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ và đơn giản các quy trình, thủ tục cũng như biểu phí là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở những cuộc thăm dò ý kiến khách hàng, Techcombank đã liên tục thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm của mình. Kết quả của sự chủ động điều tra này là các sản phẩm tiêu biểu như chương trình tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, tài khoản Tích luỹ bảo gia, tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp.

Ngoài ra,Techcombank cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng dành cho tiêu dùng và thương mại, cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khách hàng thông qua Dịch vụ Tài chính cá nhân và dịch vụ Tài chính doanh nghiệp. Gia tăng danh mục khách hàng đang của Techcombank là nền tảng tuyệt vời cho sự phát triển dịch vụ và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Giải pháp xúc tiến hỗn hợp hiệu quả

Techcombank chú trọng mở rộng liên kết, hợp tác tiếp thị với các đối tác trong nhiều lĩnh vực. Việc hợp tác tiếp thị đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank. Các đối tác của Techcombank có thể kể đến như: trong ngành hàng không (Vietnam Airline, Pacific Airline), trong ngành viễn thông (VDC), Bảo Việt Việt Nam, các trung tâm thương mại lớn (Big C, Metro)… Đồng thời, Techcombank cũng chú trọng đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các đối tác nước ngoài như HSBC, ADB, World Bank, các tổ chức đa phương và các ngân hàng đại lý khác. Đây là những cơ sở lâu bền để đảm bảo khả năng phát triển vững chắc hơn của Techcombank trong giai đoạn mới.

Phát triển mạng lưới rộng khắp

Techcombank phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh lớn trong các ngân hàng cổ phần thương mại, với hơn các chi nhánh và phòng giao dịch không chỉ ở vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng mà còn ở các tỉnh thành khác.

Phát triển mạnh và rộng khắp mô hình các điểm giao dịch Techcombank (TSO) với vai trò là các điểm tiếp xúc, giao dịch khách hàng dân cư chính tại các thành phố lớn và các khu vực đông dân cư phục vụ chủ yếu các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: 500 ATMs và 5000 POS tại các thành phố lớn, thực hiện các dịch vụ bán lẻ đơn giản và để tiếp cận với khách hàng cá nhân. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internetbanking, Homebanking, Call center và Telebank.

Giải pháp về chiến lược

Chiến lược của Techcombank là tập trung mở rộng để trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, bằng cách chú trọng vào 3 nền tảng phát triển quan trọng sau đây:

 Xây dựng trên nền tảng vững mạnh hiện nay thành một ngân hàng hàng đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cả trong cho vay và thu hút tiền gởi

 Xây dựng Techcombank thành ngân hàng hàng đầu dành cho phân khúc "thượng lưu" của thị trường ngân hàng bán lẻ

 Sử dụng mạng lưới chi nhánh rộng lớn, nền tảng công nghệ mạnh và các mối quan hệ khách hàng hiện có để xây dựng Techcombank thành ngân hàng thương mại hàng đầu.

3.2.2. Những đề xuất vĩ mô

Thứ nhất, Những cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ được

thực hiện quyết liệt, những gói kích cầu cần thiết đã tạo nên những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, Phát triển dịch vụ ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực

cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mói toàn diện và đồng bộ, có hệ thốngảm, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho từng hoạt động tài chính tín dụng, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới.

Phát triển dịch vụ ngân hàng là một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh, và là mục tiêu trong chính sách quản lý, giám sát của NHNN. Các TCTD chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật và phù hợp với năng lực của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng hướng tới mở rộng khả

năng "cung" dịch vụ ngân hàng, đồng thời góp phần kích "cầu" về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế: Thông qua uy tín và thương hiệu của TCTD; Nhân lực có trình độ cao; Công nghệ kỹ thuật hiện đại; Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; Tài chính của các TCTD lành mạnh.

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả

các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao.

Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các TCTD, giữa các TCTD với các tổ chức không phải là TCTD trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phối thức marketing - mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 63 - 89)