Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Ca

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 33 - 35)

III Huyện Văn Bàn 141.000 114

2.6. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Ca

Lào Cai là tỉnh biên giới có thổ nhưỡng phong phú và khí hậu đa dạng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như các loại rau màu, hoa, cây ăn quả ôn đới ở đây.... Ở các huyện vùng cao, đất đai chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ, thích hợp cho các loại cây dược liệu quý, cây rau quả, rau màu... Các huyện vùng thấp là dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên..., địa hình ít hiểm trở, có nhiều vùng đồi thoải, ruộng nước là địa bàn thuận lợi cho phát triển thâm canh nhiều loại cây trồng.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, đến năm 2009, toàn tỉnh có 29.150 ha lúa, trong đó lúa vụ xuân là 9.039 ha, vụ mùa có 20.111 ha. [24]. Tình hình sản xuất lúa ở Lào Cai giai đoạn 2006 – 2009 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2009

TT Nội dung Đơn vị

Diện tích, năng suất, sản lƣợng qua các năm từ 2006 - 2009

2006 2007 2008 2009 1 Vụ xuân 1 Vụ xuân

- Diện tích Ha 8.396 8.726 8.780 9.039

- Năng suất Tạ/ha 51,27 51,71 53,03 53,83

- Sản lượng Tấn 43.047 45.123 46.560 48.657

2 Vụ mùa

- Diện tích Ha 19.500 19.489 19.736 20.111 - Năng suất Tạ/ha 38,29 40,49 36,72 39,58 - Sản lượng Tấn 74.671 78.910 72.464 79.590

Cả năm

- Diện tích Ha 27.896 28.215 28.516 29.150 - Sản lượng Tấn 117.718 124.033 119.024 128.247

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2010)

Về cơ cấu giống: Chủ lực là các giống lúa lai Trung Quốc như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, LC25, LC212, Syn 6, TH 3 – 3, VL20 và một số giống lúa thuần cho chất lượng tốt như Hương Thơm HT1, Bắc Thơm …Các giống lúa hiện đang gieo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấy ở Lào Cai có năng suất tương đối cao, bình quân toàn tỉnh năm 2009 đạt năng suất 53,83 tạ/ ha ở vụ xuân và 39,58 tạ/ha ở vụ mùa. Tuy năng suất cao song chất lượng chưa cao, chủ yếu sản lượng thóc sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh.

Lào Cai là tỉnh miền núi, 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó cơ cấu ngành trồng trọt chiếm trên 70%. Nông dân đa phần sử dụng phân bón vô cơ để bón cho cây trồng, chỉ có 1 số rất ít hộ nông dân có điều kiện về lao động, chăn nuôi mới sử dụng phân chuồng, phân xanh. Song, đa phần lượng phân bón hữu cơ ít được tiến hành ủ, xử lý trước khi bón, mà bón lót trực tiếp cho cây trồng vào đầu vụ, chủ yếu là sử dụng cho cây lúa và cây rau màu, cây ăn quả. Trong khi đó, nguồn hữu cơ tại địa phương như: Rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp, cây phân xanh... là rất lớn.

Những năm trở lại đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành chức năng tỉnh, một số mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nguồn hữu cơ tại địa phương bón cho một số đối tượng cây rau màu, cây lúa tại Cốc San, Bảo Thắng, Bát Xát, TP Lào Cai... đã được triển khai thực hiện. Qua các mô hình cho thầy, phân bón hữu cơ đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, cải thiện tính chất đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Song, một phần do ý thức của người dân có thói quen ỷ lại vào nguồn phân bón vô cơ, bên cạnh đó một phần do thiếu chủ động về lao động trong việc thu gom các nguồn hữu cơ, thiếu kỹ thuật về xử lý nguồn hữu cơ, ít hiểu biết về các chế phẩm vi snh.... nên các mô hình chưa được người nông dân mặc dù đã thấy rõ hiệu quả nhưng chưa được quan tâm nhân rộng.

Nhìn chung, Lào Cai là mảnh đất tiềm năng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản suất, cùng với việc sử dụng cơ cấu giống cây trồng hợp lý, nông nghiệp Lào Cai sẽ có nhiều triển vọng phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần III

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U 3.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cƣ́u 3.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cƣ́u

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 33 - 35)