Kết quả phân tích chất lƣợng phân bón ủ từ than bùn

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 57 - 58)

- Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ.

4.3.2.4. Kết quả phân tích chất lƣợng phân bón ủ từ than bùn

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9: Hàm lƣợng các thành phần dinh dƣỡng trong phân bón ủ từ than bùn

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Than bùn TN Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 1 pH(KCl) - 4,82 4,85 6,35 5,79 5,65 5,54 2 Nitơ TS % 1,62 1,80 2,39 2,53 1,97 1,96 3 OM TS % 43,79 26,89 39,48 39,31 42,93 46,38 4 P2O5 TS % 0,842 0,764 1,109 1,121 1,219 1,324 5 K2O TS % 1,63 1,45 1,89 1,96 2,55 1,82

(Nguồn, kết quả phân tích mẫu năm 2010)

Qua bảng trên cho thầy: Các chỉ tiêu hóa tính của mẫu ủ phân bón than bùn có chiều hướng tăng rõ rệt qua các công thức.

Chỉ số pH của các mẫu đều tăng từ 4,82 (TB) lên 4,85 (CT1) đến 6,35 (CT2), công thức 4, 5 có pH ở mức khá (5,65; 5,54). Nhìn chung vôi bột đã có tác dụng làm giảm độ chua của than bùn.

N tổng số: Đạm tổng số của các công thức tăng lên rõ rệt từ 1,62% (TB) lên 1,80% (CT1) đến 2,53% (CT3), công thức 4, 5 cũng tăng lên ở mức khả (1,96%; 1,97%).

OM tổng số: Về cơ bản các công thức đều duy trì được lượng mùn (39,31 đến 46,38%), chỉ có công thức 1 hàm lượng mùn giảm rõ rệt (còn 26,89%). Công thức 4, 5 có hàm lượng mùn tổng số cao nhất, cho thấy ở công thức này trong điều kiện đủ dinh dưỡng các vi sinh vật hoạt động rất mạnh, làm tăng quá trình chuyển hóa các chất hữu.

Lân tổng số: Về cơ bản hàm lượng lân tổng số ở các công thức đều có xu hướng tăng lên từ 0,842% lên 1,109% đến 1,324%, chỉ có công thức 1 giảm (còn 0,764%).

Kali tổng số: Cơ bản hàm lượng của các công thức đều có xu hướng tăng từ 1,63% (TB) lên 1,82% (CT5) đến 2,55% (CT4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đánh giá chung

- Qua đánh giá chất lượng 05 công thức ủ than bùn làm phân bón tại thí nghiệm 1 cho thấy: Bằng đánh giá cảm quan, màu sắc, trọng lượng, nhiệt độ của phân bón than bùn có sự thay đổi rõ rệt tại các công thức, đặc biệt là công thức 2, 3, 4, 5, các công thức 1 gần như không có sự thay đổi (thành phần là than bùn, phân chuồng). Sự thay đổi đó là do có sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật trong điều kiện đủ dinh dưỡng, độ ẩm làm phân hủy các hợp chất hữu cơ trong phân bón làm thay đổi màu sắc, suy giảm trọng lượng, tăng nhiệt độ của đống ủ.

- Qua phân tích tỷ lệ thành phần: Tỷ lệ chất hữu cơ, N, P, K tổng số cho thấy: Dưới sự tham gia của vi sinh vật làm tăng tỷ lệ các chất hữu cơ, N, P, K tổng số ở các công thức 3, 4, 5. Song công thức tốt nhất là 4 và 5. Ở đề tài này, tôi chọn công thức 5 là công thức nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón ủ từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại thí nghiệm 2:

Than bùn (59%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (40%) + 2 kg N, 5 kg P + Chế phẩm vi sinh vật

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)