Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao cây lúa

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 63 - 72)

- Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ.

4.4.3. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao cây lúa

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh quá trình sinh trưởng và phatst riển của cây lúa. Nghĩa là thông qua đó, ta có thể đánh giá được cây sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng tốt hay xấu, bình thường hay không bình thường. Chiều cao cây cũng là một trong những yếu tố đánh giá khả năng tích lũy vật chất khô của cây.

Chiều cao cây là một đặc điểm dễ nhận thấy thông qua sự phát triển của bộ lá và thân. Chiều cao cây có thể thay đổi tùy từng giống, điều kiện, kỹ thuật canh tác... Cùng một giống, nhưng nếu gieo cấy tại các vùng khác nhau, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khác nhau thì chiều cao cây cũng khác nhau.

Thân cây lúa có nhiệm vụ quan trọng là giữ cho cây đứng vững, vận chuyển và tích lũy các chất trong cây, đặc biệt chiều cao cây lúa có ảnh hưởng tới tính chống đổ.

Xu hướng chọn giống hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới là chọn tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp, ưa thâm canh và cứng cây chống đổ tốt, chống chịu ngoại cảnh và sâu bệnh hại.

Theo dõi chiều cao cây tại giai đoạn trước trỗ và khi thu hoạch tại các thí nghiệm, chung tôi thu được kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao của cây lúa

TT Công thƣ́c

Chỉ tiêu chiều cao cây(cm) Tƣ̀ khi cấy đến

trƣớc khi trỗ Tƣ̀ khi trỗ đến khi thu hoạch Vụ xuân 2010 CT1 90.4 109.2 CT2 91.2 111.1 CT3 91.9 111.8 CT4 92.5 113.7 CT5 93.9 113.6 CT6 94.9 113.9 CT7 95.0 114.0 CV% 1,0 1,1 LSD05 1,69 2,17 Vụ mùa 2010 CT1 90.4 110.2 CT2 93.2 113.5 CT3 92.5 113.8 CT4 94.9 114.2 CT5 94.6 114.6 CT6 95.9 113.5 CT7 95.9 114.0 CT8 94.5 113.7 CT9 94.2 113.6 CV% 1,5 1,2 LSD05 2,36 2,34

Qua bảng trên cho thấy:

- Chiều cao cây trước khi trỗ bông:

+ Vụ xuân: Chiều cao cây từ 90,4 – 95,0 cm. Công thức có chiều cao lớn nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2, 3; công thức 2 và 3, 4; công thức 3 và 4; công thức 5 và 6, 7 không có sự sai khác. Công thức 6 và 7 so với công thức 1, 2, 3, 4; công thức 5 so với công thức 1, 2, 3 có sự sai khác lớn hơn ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Chiều cao cây từ 90,4 – 95,9 cm. Chiều cao cây thấp nhất là công thức 1, cao nhất là công thức 6, 7. Giữa các công thức 1 và 3; 3 và 2, 5, 8, 9; 3 và 2,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4, 5, 8, 9 không có sự sai khác. Công thức 6, 7 có sự sai khác lớn hơn về chiều cao trước trỗ so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.

- Chiều cao cây khi thu hoạch:

+ Vụ xuân: Chiều cao cây khi thu hoạch từ 109,2 – 114,0 cm. Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2; công thức 2 và 3; công thức 3 và 4, 5, 6, 7 không có sự sai khác về chiều cao khi thu hoạch. Các công thức 3, 4, 5, 6, 7 đều có sự sai khác lớn hơn so với công thức 1 (đối chứng) ở độ tin cậy 95%, trong đó sai khác lớn nhất là công thức 7, tiếp đến 6, 4 và 5.

+ Vụ mùa: Chiều cao cây từ 110,2 – 114,6 cm. Cao nhất là công thức 5 thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 2 – 9 không có sự sai khác về chiều cao. Các công thức 2 - 9 đều có sự sai khác lớn hơn về chiều cao so với công thức 1 ở độ tin cậy 95%.

Đánh giá chung: Nhìn chung, các mức độ bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây, đặc biệt ở giai đoạn trỗ bông (vụ xuân ở công thức 5, 6, 7, vụ mùa ở công thức 6, 7), còn ở giải đoạn thu hoạch thì không rõ ràng, chưa thể kết luận, đánh giá.

4.4.4. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa cấu thành năng suất của cây lúa

Năng suất lúa là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong sản xuất lúa. Năng suất lúa là một chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa to lớn. Năng suất của lúa được tạo nên bởi các yếu tố như số bông/m2, số hạt chắc/ bông, trọng lượng 1000 hạt, ba yếu tố này có mối liên quan chặt chẽ đến nhau, muốn có năng suất cao thì phải các chỉ tiêu này phải đạt cao trong thí nghiệm, thực nghiệm. Để nâng cao các yếu tố này, ngoài tiềm năng năng suất giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác thì dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đúng thời điểm sẽ là cơ sở giúp cây sinh trưởng phát triển tốt ngay từ đầu, tạo ra sinh khối lớn chuyển thành sản phẩm thu hoạch sau này.

Thí nghiệm của chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở các mức phân bón than bùn khác nhau (vụ xuân không bón, bón 02 tấn, bón 04 tấn, bón 06 tấn; vụ mùa không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

bón, bón 03 tấn, bón 06 tấn, bón 09 tấn) trên các công thức thí nghiệm trong cùng một điều kiện ngoại cảnh như nhau, do đó có thể nói năng suất cuối cùng sẽ là cơ sở đánh giá tác động của công thức đến sinh trưởng phát triển, hiệu quả kinh tế của cây lúa. Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất lúa của các thí nghiệm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa

TT Công thƣ́c Số bông/ m2 Số hạt chắc/ bông Trọng lƣợng 1000 hạt Năng suất lý thuyết (Tạ/ ha) Năng suất thƣ̣c thu (Tạ/ ha) Vụ xuân 2010 CT1 205 85 26.1 45.69 33.78 CT2 221 98 26.2 56.64 44.10 CT3 216 101 26.0 56.77 47.66 CT4 238 106 26.3 66.28 52.97 CT5 246 107 26.4 69.52 55.13 CT6 268 111 26.4 78.32 64.77 CT7 270 113 26.4 80.47 66.48 CV% 6,9 4,4 0,3 7,4 8,6 LSD05 29,2 8,09 0,14 8,52 8,00 Vụ mùa 2010 CT1 211 90 25.7 48.61 31.00 CT2 232 94 25.8 56.17 42.32 CT3 233 94 25.9 56.57 42.62 CT4 292 93 26.3 71.59 57.30 CT5 299 94 26.4 73.92 56.81 CT6 289 97 26.3 73.60 58.48 CT7 295 93 26.7 73.19 59.59 CT8 254 95 26.4 63.93 51.38 CT9 253 95 26.6 63.73 51.25 CV% 9,2 1,3 1,1 9,5 10,2 LSD05 41,84 2,06 0,48 10,62 8,87

Qua bảng trên cho thấy: - Số bông/ m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp tời 74% năng suất, trong khi đó số hạt chắc/ bông, trọng lượng 1000 hạt chỉ chiếm 26% còn lại. Số bông hình thành do một số yếu tố: Mật độ cấy, số dảnh cấy, số nhánh hữu hiệu và các yếu tố ngoại cảnh khác.

+ Vụ xuân: Số bông/m2 từ 205 – 270, cao nhất là công thức 7 – 270 bông và thấp nhất là công thức 1 – 205 bông. Giữa các công thức 1 và 2, 3; công thức 2 và 3; công thức 2 và 4, 5; công thức 5 và 2, 3, 6, 7 không có sự sai khác. Công thức 6, 7 có sự sai khác lớn hơn só với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Số bông/m2 từ 211 – 299, cao nhất là công thức 5, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2, 3, 9; Công thức 9 và 4, 6, 7, 8 không có sự sai khác. Công thức 5 có số bông/m2 cao sai khác lớn hơn so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.

- Số hạt chắc/ bông

+ Vụ xuân: Số hạt chắc/ bông từ 85 – 113. Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2; công thức 2 và 3, 4; công thức 4 và 5, 6, 7 không có sự sai khác về số hạt chắc/ bông. Các công thức 5, 6, 7 so với 1, 2, 3, 4; công thức 2, 3, 4 so với công thức 1 đều có sự sai khác lớn hơn ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Số hạt chắc/ bông từ 90 – 97. Cao nhất là công thức 6, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 4, 7 và 2, 3, 5, 8, 9; công thức 8, 9 và 6 không có sự sai khác về số hạt chắc/ bông. Công thức 6 so với công thức 1, 2, 3, 4, 5, 7; công thức 4, 7 so với công thức 1 có sự sai khác lớn hơn về số hạt chắc/ bông ở độ tin cậy 95%.

- Trọng lượng 1000 hạt

+ Vụ xuân: Trọng lượng 1000 hạt từ 26,0 – 26,4 (g). Cao nhất là công thức 5, 6 , 7 và thấp nhất là công thức 3. Giữa các công thức 3 và 1; công thức 1 và 2; công thức 2 và 4; công thức 4 và 5, 6, 7 không có sự sai khác về trọng lượng 1000 hạt. Công thức 4 so với công thức 1, 3; công thức 5, 6, 7 so với công thức 1, 2, 3 có sự sai khác lớn hơn về trọng lượng 1000 hạt ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Trọng lượng 1000 hạt từ 25,7 – 26,7 (g). Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2, 3; công thức 3 và 4, 5, 6, 8; công thức 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

và 7, 9 không có sự sai khác về trọng lượng 1000 hạt. Công thức 1 so với công thức 4, 5, 6, 7, 8, 9; Công thức 2 so với công thức 5, 7, 8; công thức 3 so với công thức 7, 9 có sự sai khác thấp hơn về trọng lượng 1000 hạt ở độ tin cậy 95%.

- Năng suất lý thuyết

+ Vụ xuân: Năng suất lý thuyết từ 45,69 – 80,47 tạ/ha. Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 2 và 3; công thức 4 và 5; công thức 6 và 7 không có sự sai khác về năng suất lý thuyết. Công thức 2, 3 so với công thức 1; công thức 4, 5 so với công thức 1, 2, 3; công thức 6, 7 so với công thức 1, 2, 3, 4 có sự sai khác lớn hơn về năng suất lý thuyết ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Năng suất lý thuyết từ 48,61 – 73,92 tạ/ha. Cao nhất là công thức 5 thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 1 và 2, 3; công thức 2, 3 và 1, 8, 9; công thức 8, 9 và 2, 3, 4, 5, 6, 7 không có sự sai khác về năng suất lý thuyết. Công thức 1 so với công thức 4, 5, 6, 7, 8, 9 có sự sai khác thấp hơn về năng suất lý thuyết ở độ tin cậy 95%.

- Năng suất thực thu

+ Vụ xuân: Năng suất thực thu từ 33,78 – 66,48 tạ/ha. Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa công thức 2 và 3; công thức 3 và 4, 5 không có sự sai khác về năng suất thực thu. Công thức 6, 7 so với các công thức còn lại; công thức 5 so với công thức 1, 2, 3; công thức 2, 3, 4 so với công thức 1 đều có sự sai khác lớn hơn về năng suất thực thu ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa: Năng suất thực thu từ 31,0 – 59,59 tạ/ha. Cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. Giữa các công thức 2 và 3; công thức 3 và 8, 9; công thức 8, 9 và 4, 5, 6, 7 không có sự sai khác về năng suất lý thuyết. Công thức 1 và 2 so với công thức 4, 5, 6, 7, 8, 9; công thức 3 so với công thức 4, 5, 6, 7 có sự sai khác thấp hơn về năng suất thực thu ở độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.5. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số loại sâu , bệnh hại chính trên cây lúa chính trên cây lúa

Sâu, bệnh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nếu sâu, bệnh phát sinh gây hại mạnh (có thể phát sinh thành dịch) sẽ làm cây trồng sinh trưởng phát triển chậm, thậm chí chết đi (gây mất mùa, thất thu) hoặc làm giảm chất lượng nông sản.

Khả năng chống chịu sâu, bệnh ngoài phụ thuộc và khả năng chống chịu của giống, còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: môi trường sống, chế độ canh tác, chăm sóc.... Do đó, để hạn chế sâu, bệnh hại phát sinh gây hại hoặc kìm hãm sâu bệnh phát triển dưới mức gây hại hoàn toàn có thể chủ động được thông qua kết hợp các biện pháp canh tác, phòng trừ hợp lý mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng và chất lượng nông sản.

Vùng thí nghiệm có khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều cây ký chủ), đó cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh gây hại đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bạc lá....

Ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của phân bón than bùn đến một số đối tượng sâu, bệnh hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Kết quả thu được ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến một loại số sâu, bệnh hại chính trên cây lúa

TT Công thức Các chỉ tiêu về sâu bệnh Sâu đục thân Sâu cuốn lá Đạo ôn cổ bông Khô

vằn Bạc lá Rầy nâu Vụ xuân 2010 CT1 3 3 1 1 3 3 CT2 3 1 1 1 3 1 CT3 1 1 1 0 1 1 CT4 1 1 1 0 3 1 CT5 1 1 1 0 3 1 CT6 1 1 0 0 1 0 CT7 1 1 0 0 1 0 Vụ mùa 2010 CT1 3 3 3 1 3 3 CT2 3 3 3 1 3 3 CT3 3 3 3 1 3 3 CT4 3 1 1 0 1 3 CT5 3 1 1 0 1 1 CT6 1 3 3 1 3 3 CT7 3 3 3 1 3 3 CT8 3 3 1 0 3 1 CT9 1 1 1 0 1 3

Qua bảng trên cho thấy, các đối tượng sâu, bệnh hại gây hại rải rác ở vụ xuân và vụ mùa ở các công thức thí nghiệm ở mức 1 đến 3, ở mức này đều dưới ngưỡng gây hại kinh tế, các công thức không được đầu tư đảm bảo dinh dưỡng (Công thức 1, 2, 3) đều bị sâu, bệnh gây hại ở mức 3. Cho thấy, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại. Các thí nghiệm của chúng tôi được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, mặc dù trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh gây hại nhưng đã được phòng trừ kịp thời bởi các thuốc BVTV do hộ nông dân phun phòng trừ, do đó chỉ tiêu này không được thể hiện rõ ràng, chưa thể đánh giá kết luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)