Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 72 - 74)

- Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ.

4.6. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là sự thu lợi về tiền đảm bảo chi phí đầu tư và có lãi. Trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc không thu lợi nhuận về trước mắt hay lâu dài là vấn đề tồn vong của đầu tư, sản xuất. Song lợi nhuận phải được nhìn nhận đánh giá trên nhiều phương diện, đặc biệt là hiệu suất, giá trị của đồng tiền đầu tư và thời gian thu lợi.

Hiệu quả kinh tế của cây lúa phụ thuộc vào năng suất thực thu cuối vụ. Đối với người nông dân “bỏ công làm lãi”, mặc dù không tính toán chi li về công chăm sóc và rất nhiều phụ phí khác, nhưng năng suất bội thu, hoặc cao hơn năm trước, vụ trước, đấy là có hiệu quả kinh tế.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, ở đề tài này chúng tôi theo dõi trên các thí nghiệm, dựa trên mức bón phân làm cơ sở đầu tư ban đầu, năng suất thực thu cuối vụ nhân với giá thóc thịt tại thời điểm thu hoạch là tổng thu, hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.15: Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế TT Công thƣ́c Giá trị sản phẩm

thô (đồng) Chi phí (đồng) Lãi thuần (đồng) Vụ xuân 2010 CT1 16.890.000 3.040.000 13.850.000 CT2 22.050.000 5.500.000 16.550.000 CT3 23.831.667 5.500.000 18.331.667 CT4 26.485.000 7.960.000 18.525.000 CT5 27.566.667 7.960.000 19.606.667 CT6 32.386.667 10.420.000 21.966.667 CT7 33.238.333 10.420.000 22.818.333 Vụ mùa 2010 CT1 15.500.000 3.040.000 12.460.000 CT2 21.160.000 6.730.000 14.430.000 CT3 21.311.667 6.730.000 14.581.667 CT4 28.651.667 10.420.000 18.231.667 CT5 28.403.333 10.420.000 17.983.333 CT6 29.241.667 14.110.000 15.131.667 CT7 29.796.667 14.110.000 15.686.667 CT8 25.691.667 10.420.000 15.271.667 CT9 25.623.333 10.420.000 15.203.333

Qua bảng trên cho thấy, cơ bản các công thức đều cho thu lợi về tiền trong vụ đầu tư, song đầu tư phát triển trồng trọt nói chung, cây lúa nói riêng, việc thu lợi về kinh tế phải được đảm bảo ổn định, lâu dài và có ý nghĩa về mặt môi trường, chất lượng sản phẩm thu hoạch. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm được phân tích cụ thể như sau:

+ Vụ xuân: Hiệu quả kinh tế tính cho 1 ha từ 13.850.000 – 22.818.333 đồng, cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 1. So sánh trên tổng mức đầu tư ban đầu và hiệu quả sau cùng thì công thức 1, 2, 3 có hiệu quả cao nhất, song nếu so sánh trên hiệu quả đầu tư lâu dài thì công thức 6, 7 có hiệu quả nhất.

+ Vụ mùa: Hiệu quả kinh tế tính cho 1 ha từ 12.460.000 – 18.231.667 đồng, cao nhất là công thức 7, thấp nhất là công thức 4. So sánh trên tổng mức đầu tư ban đầu và hiệu quả sau cùng thì công thức 1, 2, 3 có hiệu quả cao nhất, tháp nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

công thức 6, 7, song nếu so sánh trên hiệu quả đầu tư lâu dài thì công thức 4, 5 có hiệu quả nhất.

Đánh giá chung: Như đã nói ở trên, việc thu lợi về kinh tế phải đảm bảo ổn định, bền vững trong thời gian dài. Nếu xét trên đồng tiền đầu tư, thì đầu tư càng ít mà hiệu quả đồng tiền thu lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng lớn. Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường sống (đất, nước, không khí....), nếu không đầu tư thỏa đảng (cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất, cây trồng...) thì sẽ không đảm bảo phát triển bền vững trong những thời gian tiếp theo. Do đó, hiệu quả kinh tế tốt nhất trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng phân bón hữu cơ ủ từ than bùn trên cây lúa ở vụ xuân là công thức 6, 7, ở vụ mùa là công thức 4, 5.

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)