Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trƣởng phát triển của cây lúa

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 58 - 61)

- Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ.

4.4.1. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trƣởng phát triển của cây lúa

phát triển của cây lúa

4.4.1. Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trƣởng phát triển của cây lúa phát triển của cây lúa

Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, là sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào các cơ quan và của toàn cây.

Phát triển là sự biến đổi về chất và các tế bào cơ quan dẫn tới sự thay đổi về cấu trúc, chức năng của chúng

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình xen kẽ nhau, không thể tách rời, sinh trưởng là cơ sở cho phát triển và phát triển tạo điệu kiện cho sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian tính từ ngày hạt lúa bắt đầu này mầm đến khi chín hoàn toàn hoặc kể từ lúc gieo đến lúc thu hoạch. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn nơi gieo trồng, giống, phương pháp gieo trồng, chế độ chăm sóc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc nghiên cứu và theo dõi thời gian sinh trưởng có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn vùng sinh thái, bố trí cơ cấu thời vụ, giống cây trồng, biện pháp canh tác hợp lý để tăng năng suất cây trồng. Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây lúa trên các thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

- Ngày gieo mạ, ngày cấy

+ Vụ xuân năm 2010: Ngày gieo mạ 16/3; Ngày cấy 10/4.

+ Vụ mùa năm 2010: Ngày gieo 05/7; Ngày cấy 22/7. - Giống lúa theo dõi đánh giá

+ Vụ xuân năm 20010: Giống Nhị ưu 838. + Vụ mùa năm 2010: Giống LC25

Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trƣởng phát triển của cây lúa

TT Công thƣ́c

Thời gian sinh trƣởng từ khi cấy đến ...

(ngày) Tổng TGST Đẻ nhánh Trỗ bông Chín Vụ xuân 2010 CT1 14 75 89 139 CT2 13 74 88 138 CT3 13 74 87 138 CT4 13 73 87 138 CT5 13 72 87 137 CT6 13 72 87 137 CT7 13 72 87 137 CV% 6,8 1,3 0,5 0,4 LSD05 1,62 1,66 0,80 0,93 Vụ mùa 2010 CT1 6 67 74 117 CT2 6 68 76 118 CT3 6 68 75 118 CT4 6 66 73 115 CT5 6 66 74 116 CT6 6 69 77 119 CT7 7 69 77 119 CT8 6 68 75 118 CT9 6 67 75 117 CV% 7,6 0,7 0,8 0,5 LSD05 0,83 0,84 1,01 0,99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thời gian đẻ nhánh:

+ Vụ xuân thời gian bắt đầu đẻ nhánh không có thay đổi nhiều giữa các công thức, từ 13 – 14 ngày, công thức 1 đẻ nhánh muộn nhất. Thời tiết lạnh khiến cho thời gian bắt đầu đẻ nhánh của lúa diễn ra chậm hơn.

+ Ở vụ mùa, thời tiết nóng ấm đã tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh sớm, từ 6 – 7 ngày. Hầu hết các công thức lúa đều bắt đầu đẻ nhánh ở ngày thứ 6, công thức 7 đẻ nhánh muộn hơn (7 ngày).

- Thời gian trỗ bông:

+ Vụ xuân lúa bắt đầu trỗ bông từ 72 – 75 ngày. LSD05 của các công thức là 1,66, cho thấy: Thời gian trỗ bông của các công thức 4, 5, 6, 7 sai khác thấp hơn đối chứng (CT1) ở độ tin cậy 95%, công thức 5, 6, 7 sai khác thấp hơn so với các công thức 1, 2, 3 ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa lúa bắt đầu trỗ bông từ 66 - 69 ngày. Công thức 4, 5 có thời gian trỗ bông sớm nhất, 66 ngày. Công thức 6, 7 có thời gian trỗ bông muộn hơn, 69 ngày. Giữa các công thức 4, 5, 6, 7 có sự sai khác thấp hơn so với công thức 1 ở độ tin cậy 95%.

- Thời gian chín:

+ Vụ xuân, lúa bắt đầu chín từ 87 – 89 ngày. Công thức 3, 4, 5, 6, 7 có thời gian chín sớm nhất, 87 ngày. Các công thức 1, 2 có thời gian bắt đầu chín muộn hơn, 88, 89 ngày. Giữa các công thức 3, 4, 5, 6, 7 không có sự sai khác về thời gian bắt đầu chín, công thức 1, 2 có sự sai khác lớn hơn về thời gian bắt đầu chín so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa, thời gian bắt đầu chín từ 73 – 76 ngày, công thức 4 có thời gian chín sớm nhất, 73 ngày, công thức 2 có thời gian chín muộn nhất 76 ngày. Thời gian bắt đầu chín giữa các công thức 1 và 4; 4 và 5; 5 và 3, 8, 9; 3, 8, 9 và 2 không có sự sai khác. Công thức 3 so với các công thức còn lại, công thức 4 so với công thức 2, 6, 7 có sự sai khác thấp hơn về thời gian bắt đầu chín ở độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Vụ xuân từ 137 – 139 ngày, tổng thời gian sinh trưởng thấp nhất là công thức 5, 6, 7 – 137 ngày, dài nhất là công thức 1 – 139 ngày. Giữa các công thức có sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

+ Vụ mùa tổng thời gian sinh trưởng từ 115 – 119 ngày, thấp nhất ở công thức 4 – 115 ngày, dài nhất ỏ công thức 6, 7 – 119 ngày. Công thức 6, 7 có thời gian sinh trưởng dài hơn các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%. Các công thức thí nghiệm có sai khác về thời gian sinh trưởng ở độ tin cậy 95%.

Đánh giá chung: Ở các mức bón Phân bón hữu cơ ủ từ than bùn khác nhau đã có sự tác động khác nhau đến thời gian sinh trưởng của cả chu trình trình sinh

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 58 - 61)