b. Ven biển hiện đại 18 12.860 134,
2.4.1.3. Phân loại than bùn ở Việt Nam
Nhìn chung, than bùn có nhiều cách phân loại khác nhau, như: Dựa vào tỷ lệ % của chất mùn trong than bùn để phân loại theo mức độ phân hủy của chúng; Phân loại theo điều kiện thành tạo than bùn hoặc Dựa vào thành phân tro của than bùn.. [23], [3]., cụ thể:
- Theo tỷ lệ % của chất mùn:
Than bùn tạo thành từ thực vật mọc trên các thung lũng, ao hồ, đầm lầy... Những tàn tích thực vật đó trong điều kiện ẩm ướt, thiếu không khí do tác dụng của vi sinh vật, nên quá trình phân hủy xảy ra rất chậm chạp và không đạt tới giai đoạn vô cơ hóa. Quá trình phân hủy không hoàn toàn của các tàn tích thực vật tạo thành các chất hữu cơ mới gọi là chất mùn
+ Mức độ phân hủy thấp: Chứa dưới 20% chất mùn.
+ Mức độ phân hủy trung bình: Chứa từ 20 – 40 % chất mùn. + Mức độ phân hủy cao: Chứa trên 40 % chất mùn.
- Theo điều kiện thành tạo
+ Ở khu vực miền bắc thì phân chia: Loại cao là loại thành tạo ở những nơi địa hình cao, ngoài nước mưa có ít nước mặt chảy tới; Loại thấp là thành tạo ở những vùng đầm lầy, thung lũng có nhiều nguồn nước chảy tới; Loại trung gian, nằm giữa 02 loại trên, trên mặt có dòng nước chảy.
+ Ở khu vực miền nam thì phân chia như sau:
Loại 01 (đầm lầy ngọt) có: 1a – thành tạo ở thung lũng giữa núi; 1b – thành tạo ở thung lũng trước núi; 1c – thành tạo ở đồng bằng bồi tích.
Loại 02 (đầm lầy mặn) có: 2a – thành tạo ở đầm lầy mặn đã ngọt hóa; 2b – thành tạo ở dầm lầy mặn ven biển hiện đại. Trong những kiều trên, đầm lầy mặn đã được ngọt hóa có diện phân bố rộng
Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân loại than bùn khác như: Căn cứ vào thành phân tro của than bùn chia ra các loại (than bùn cát, than bùn sét, than bùn vôi, than bùn sắt, than bùn lưu huỳnh, than bùn phốt pho); Căn cứ vào theo nguồn gốc vật chất hữu cơ thành tạo để chia ra thanh bùn thành tạo tại chỗ hoặc ngoại lai...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn