- Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn làm đòng vào chắc:
4.3. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ than bùn làm phân bón 1 Quy trình ủ, giá thành sản phẩm phân bón hữu cơ từ than bùn
4.3.1. Quy trình ủ, giá thành sản phẩm phân bón hữu cơ từ than bùn 4.3.1.1. Quy trình ủ phân bón hữu cơ từ than bùn
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm thực tế tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi rút ra quy trình ủ than bùn làm phân bón như sau:
* Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế:
- Khai thác than bùn ở độ sâu từ 0,5 m trở xuống. - Phơi khô tự nhiên đến khi độ ẩm đạt 13 – 14%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết khác: Phân chuồng, đạm ure, supe lân (rỉ đường nếu có); chế phẩm vi sinh vật, vi sinh vật chức năng...
* Bƣớc 2: Trộn nguyên liệu và chế phẩm
- Chuẩn bị dụng cụ: bình ô zoa, cuốc, xẻng, cào, bạt, ủng....
- Khử chua than bùn bằng vôi bột trước khi xử lý với chế phẩm vi sinh từ 7-10 ngày. - Rải đều nguyên liệu ra nền (khoi rãnh xung quanh để nước chẩy vào một hố, không để nước chảy ra ngoài).
- Pha chế phẩm, với 1 tấn nguyên liệu sử dụng 2 kg Compost maker hoặc 0,2 kg Emuniv, hòa vào khoảng 10 – 20 lít nước (khoảng 1 bình ozoa).
- Tưới đều chế phẩm đã pha vào nguyên liệu, đảo đều nguyên liệu và chế phẩm. Độ ẩm đống ủ sau khi pha trộn đạt từ 40-45-%.
* Bƣớc 3: Chất đống ủ
Chất nguyên liệu đã phối trộn thành đống (khi chất nguyên liệu thành đống không lén hoặc ấn đống ủ). Chất đống ủ cao khoảng ≤ 0,7 m.
* Bƣớc 4: Che phủ đống
Sau khi chất đống ủ xong, ta phải che đậy đống ủ bằng bạt dứa hoặc bao tải. Lưu ý, vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để tránh mất nhiệt đống ủ.
* Bƣớc 5: Đảo trộn