Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 29 - 31)

b. Ven biển hiện đại 18 12.860 134,

2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam

Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.

Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.

Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Để bón cho cây, người ta thường:

- Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian, xử lý nhiệt hoặc trộn với nước giải để ôxy hoá bitumic; Sau đó, dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng.

- Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ than bùn ủ bằng chế phẩm VSV với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây.

Trước đây, việc sử dụng than bùn làm phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh ở Viêt Nam chưa được quan tâm nhiều, than bùn chủ yếu được khai thác sử dụng làm giá thể để sản xuất phân khoáng NPK. Phương pháp công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu là dùng amoniac để amôn hoá than bùn. Than bùn có khả năng hấp thụ đạm của amoniac cao, làm giảm độ chua của than bùn, đặc biệt là khi môn hoá than bùn các axit humic sẽ tác dụng với amoniac tạo thành môn humat là chất kích thích sinh trưởng cây trồng. Quá trình amôn hoá than bùn này có thể được thực hiện ở các quy mô sản xuất từ thủ công, bán cơ giới đến cơ giới với sản lượng theo yêu cầu. Than bùn sau khi amôn hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

được trộn với các phân đa lượng theo những tỷ lệ phù hợp với từng loại cây trồng. Kết quả thử nghiệm trên cây lúa cho thấy phân bón đặc chủng làm cho cây lúa phát triển tốt nhất: số nhảnh nhiều nhất các tỷ lệ khác như bông/khóm; số hạt chắc/bông; trọng lượng hạt chắc/khóm đều cao và cuối cùng cho năng suất cao nhất, tăng 20% so với phân NPK Lâm Thao và 37% so với bón N.P,K rời [10]. Ngoài ra, chủ yếu sử dụng than bùn làm chất mang để sản xuất chế phẩm vi sinh vật.

Bên cạnh đó, hiện nay, ở nước ta có nhiều đơn vị sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp trên cơ sở nguồn hữu cơ là than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, có cơ sở sử dụng than bùn làm hàng hóa, bán cho các đơn vị khác có nhu cầu hoặc làm giá thể sản xuất chế phẩm vi sinh...

Từ những vấn đề trên cho thầy, than bùn có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong sản xuất nông nghiệp như: Kết hợp với các chất hữu cơ khác để tạo phân bón cho cây trồng, làm giá thể sản xuất phân khoáng NPK, làm chất mang trong sản xuất chế phẩm vi sinh, chiết xuất a xít humic tạo chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng... và nhiều công dụng khác. Song việc bảo tồn, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều địa phương vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại, như:

- Than bùn chủ yếu nằm trong lòng đất, tại vùng ngập nước, muốn khai thác 01 tấn than bùn phải phá bỏ 1 m3

ruộng, đất trồng trọt (mất tầng canh tác), không giữ được nguồn nước ngầm, thải một lượng lớn khí CO2 và khí độc vào khí quyển...

- Những nơi sau khi khai thác than bùn thường phải bỏ hoang vi độ chua do a xít mùn cây cao, không thể trồng trọt hay thả cá được.

- Nhiều nơi các đơn vị tự ý thăm dò, khai thác than bùn để sản xuất phân bón tại ruộng của các hộ nông dân (dưới hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản) không thông qua các cơ quan chức năng, gây lãng phí tài nguyên, thất thu cho nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hầu hết các địa phương tại khu vực miền Trung, miền Bắc, Bắc Trung Bộ chưa có báo cáo đánh giá cụ thể về trữ lượng, chất lượng, hướng khai thác sử dụng nguồn than bùn tại địa phương.

Do đó, để khai thác, sử có hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần có sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng, sự nhận thức đầy đủ của người dân và sự tuân thủ đầy đủ các quy định của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên.

Một phần của tài liệu đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại lào cai (Trang 29 - 31)