V. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH
5.3.2. Thân kế
Đó là việc sử dụng các mố i quan hệ thân thuộc là m mưu kế trong quản trị kinh doanh như : quản hệ bè bạn, qua n hệ huyết thống… và các mối quan hệ khác nhằm tạo ra những điều kiệ n thuận lợi trong các quan hệ giao dịch kinh doanh, quan hệ trong quản trị nội bộ
hoặc quan hệ giữa cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với các cơ quan quản lý cấp
trên.
Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Trong hà ng loạt các mối quan hệ đó, tùy theo mố i quan hệ sẽ có những thái độ ứng xử khác nhau như: thân thiệ n, cởi mở hay lạ nh
nhạt; tạo điều kiện thuận lợi ha y gây cản trở… Thường thì các quan hệ thân thuộc, quan
hệ huyết thống, quan hệ theo sở thíc h... sẽ dẫn đến sự cởi mở, thân thiện và tạo điều kiện
thường các mối quan hệ trên cũng giúp cho các quan hệ tiếp xúc bớt đi những quan hệ xã giao không cần thiết. Vì vậy, thân kế là một trong các phương kế phổ biến trong các quan
hệ giao dịc h của kinh doanh nói chung, quản trị kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Đối
với nông nghiệp, do đặc điểm của hoạt động kinh doanh, của nguồn nhân lực, thân kế có
những điều kiện thuận lợi nhất định để phát huy tác dụng. Để thân kế phát huy tác dụng cần chú ý những vấ n đề sau:
- Xác định đối tượng sử dụng (tìm ngươi thân) phương pháp thân kế.
- Phân tích đặc tính tâ m lý của đối tượng quan hệ để nhận biết đặc tính, nhu cầu và sở thích của họ.
- Lựa chọn địa điểm, thời gian và nội dung quan hệ cần thiết để có thể phát huy lợi
thế trong quan hệ giao dịch.
- Cần kết hợp sử dụng với các phương kế khác như kinh tế kế hoặc tìm ra những ưu
việt trong quan hệ để phát huy sức mạnh của mối quan hệ thông qua việc gắn lợi ích của
họ trong các quan hệ giao dịch. Ví dụ, khi quan hệ với một đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể phân tíc h để thấy độ tin cậy trong
các quan hệ giao dịch để đơn vị này có thể cung ứng theo phương thức ứng trước vật tư
trả sau khi thu hoạch…