Xác định phương hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 65 - 68)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

1.1.2. Xác định phương hướng kinh doanh

a. Khái niệm, ý nghĩa.

Những vấn đề trình bày ở trên chính là những nộ i dung cơ bản để trả lời câu hỏi sản

xuất cái gì? Đó cũng chính là những nội dung cơ bản của một phương hướng sản xuất

kinh doanh. Vậy ta có thể hiểu phương hướng sản xuất kinh doanh là sự biểu hiện về mặt định hướng chuyên môn hóa và phối hợp các ngành trong kinh doanh nông nghiệp. Phương hướng sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của

quản trị kinh doanh nông nghiệp. Xác định đúng hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở sản

xuất kinh doanh nông nghiệp mới có thể phát triển ổn định, lâu dài và có hiệ u quả kinh tế

cao.

b. Căn cứ xác định

- Thị trường:

Theo kinh tế học hiện đại, thị trường là phương thức để cơ sở sản xuất kinh doanh

nông nghiệp phân biệt nên sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Để biết

cầu thị trường. Bởi trong nền kinh tế thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh nô ng

nghiệp chỉ sản xuất những cái gì mà thị trường cần, chứ không sản xuất cái gì mà cơ sở

sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể sản xuất. Dĩ nhiên, là nhà sản xuất, các cơ sở sản

xuất kinh doanh nông nghiệp còn quan tâm nhiều đến khả năng thu lợi nhuận từ những

sản phẩ m của mình sản xuất ra, như vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn phải quan tâ m đến các vấn đề khác của thị trường như đối thủ cạnh tranh, giá cả, các sản

phẩ m thay thế. Một vấn đề cần lưu ý khi phân tích thị trường để xác định hướng sản xuất

kinh doanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp không chỉ phân tích thị trường

hiệ n tại, mà điều quan trọng các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần quan tâm đến

thị trường tương lai, cung cầu dài hạ n để ổn định hướng sản xuất kinh doanh lâu dài đối

với thị trường nông sản phẩm.

Nhu cầu thị trường về các loại nông sản hay dịch vụ đối với khách hàng có khác nhau. Có những sản phẩ m là nhu cầu thường xuyê n của mọ i người như lương thực, thực phẩm;

có những sản phẩ m là nhu cầu của một nhó m người như cà phê, thuốc lá… Khi xe m xét

nhu cầu tiê u dùng của một sản phẩm hay dịch vụ cần quan tâm đến đặc điể m của thị trường nông sản phẩ m cũng như đặc điể m của nông sản phẩ m và hành vi của người tiêu

dùng; xu hướng biến đổi của nhu cầu; các sản phẩ m thay thế (đối với các sản phẩm không

phải là lương thực thực phẩm)… để xe m xét, lựa chọn nên sản xuất cái gì là có lợi nhất.

Tất nhiên, để hạn chế rủi ro ngoài sản phẩ m chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông

nghiệp cần tìm hiểu thị trường để xác định các sản phẩ m bổ sung, sản phẩm phụ, kết hợp

với sản phẩ m chính, sản phẩm chuyên môn hóa.

- Điều kiện tự nhiên kinh tế của từng cơ sở sản xuất kinh doanh nô ng nghiệp là yếu

tố quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nô ng

nghiệp sau khi đã xe m xét kỹ nhu cầu thị trường.

Về điều kiện tự nhiên trước hết phải tính đến ruộng đất và khí hậu. Mỗi vùng, mỗi cơ

sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau nê n phải bố

trí các loại cây, con phù hợp tương ứng. Trong điều kiện kinh tế mở hiện nay, việc nghiên cứu điều kiện tự nhiê n đặt ra cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là phải biết

khai thác và sử dụng tối đa lợi thế so sánh mà điều kiện tự nhiên nước ta cho phép.

Trong các yếu tố kinh tế hiện nay, ngoài nhưng yếu tố trên cần đặc biệt lưu ý đến tình hình phân bố các xí nghiệp chế biến, các trung tâ m công nghiệp, thành phố và tình hình tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa. Các yếu tố đó là một trong những điều kiện quan trọng để các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cân nhắc, lựa chọn nên sản xuất cái gì. Ví dụ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gần nhà máy đường thì đó là một trong những cơ

sở quan trọng để cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp xe m xét là nên sản xuất mía

nguyên liệu; nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gần thành phố thì hướng quan

tâm là sản xuất thực phẩm cây con đặc sản… Rõ ràng các yếu tố trên đây không những để các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh mà nó

còn là nhân tố thúc đẩy hay kìm hã m sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh nô ng

nghiệp.

- Chi phí cơ hội để sản xuất từng loại nông sản hàng hóa

Xác định và lự chọn phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh

doanh nô ng nghiệp không nằ m ngoài mục tiêu cơ bản và lâu dài của cơ sở sản xuất kinh

doanh là tìm kiế m lợi nhuậ n. Điều này đòi hỏ i các cơ sở sản xuất kinh doanh phả i xe m xét và tính toán chi phí cơ hội để lựa chọn. Theo nguyên lý chung, cơ sở sản xuất kinh doanh

nông nghiệp lựa chọn các loại cây con, sản phẩ m, ngành nghề nào để có chi phí cơ hội

thấp nhất nhằ m đem lạ i thu nhập lớn nhất cho cơ sở.

Khi xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông

nghiệp cần lưư ý đến các vấn đề sau:

+ Nước ta đang trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp là phổ biến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vì vậy các cơ sở sản xuất kinh

doanh nông nghiệp vừa phải khắc phục tư tưởng tự túc tự cấp khép kín, ma nh mún, vừa

phải lựa chọn bước đi, mức độ phát triển phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa.

+ Nước ta đang hình thành các vùng và các tiểu vùng chuyên môn hóa, vì vậy nhìn

chung phương hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

phải phù hợp với hướng chuyên mô n hóa của từng vùng và từng tiểu vùng.

+ Lực lượng sản xuất xã hội nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật nói riêng hiện

nay còn thấp gây nhiề u khó khăn cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Từ đó, phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để từng bước chuyên mô n hóa sản xuất.

+ Nền nô ng nghiệp nước ta luôn gắn liền với những sản phẩm nghề thủ công

truyền thống. Phương hướng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông

nghiệp cần phát triển các sản phẩm nghề đó nhằ m khai thác tối đa mọ i tiềm năng và tăng

thê m thu nhập cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nô ng nghiệp, đồng thời hiệ n đại hóa dần

các sản phẩm nghề truyền thống.

c. Trình tự xác định.

Trước hết phải xác định ngành chính, sản phẩ m chính. Vì ngà nh chính là ngà nh quan trọng nhất, quyết định chiều hướng phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Xác định ngành chính phải dựa trên các điều kiện sản xuất tốt nhất như đất đai, lao động,

vốn cho các ngành chính phát triển, trên cơ sở ngà nh chính tiếp tục xác định ngành bổ

sung và ngà nh phụ.

Việc xác định ngà nh bổ sung và ngà nh phụ, ngoài các căn cứ trên phải dựa vào ngà nh

chính, để không mâ u thuẫn với ngà nh chính và nhằm tạo điều kiện cho ngành chính phát triển một cách tốt nhất.

Sau khi xác định phương hướng sản xuất kinh doanh phải xác định cơ cấu sản xuất

diện tích, số đầu gia súc, số lao động, số vốn đầu tư, giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm

hàng hóa.

Dự kiến hiệu quả của phương hướng sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch tổ

chức thực hiện. Muố n vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải xây dựng và thực

hiệ n tốt hệ thống kế hoạch trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp như kế hoạch

phát triển sản phẩ m, kế hoạch về đầu tư thâ m canh, kế hoạch về tiê u thụ sản phẩm…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 65 - 68)