V. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH
5.1. Khái niệm nghệ thuật quản trị kinh doanh
Nghệ thuật quản trị kinh doanh là việc vận dụng các nguyên tắc, các phương pháp, các
nghiệp vụ của quản trị kinh doanh, các tiề m nă ng, các cơ hội kinh doanh một cách khôn
khéo, tài tình để đạt mục tiêu kinh doanh một cách tốt nhất.
Kinh doanh và quản trị kinh doanh là những công việc diễn ra thường xuyê n đòi hỏi
các nhà kinh doanh, các nhà quản trị phả i thực hiệ n. Nó bao gồ m hàng loạt các công việc như : nghiên cứu thị trường, khách hàng; điều hành các hoạt động trong nộ i bộ cơ sở sản
xuất kinh doanh; quan hệ với khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và các cơ quan quản lý
vĩ mô. Đây là những công việc tùy theo các chức danh của tổ chức và cá nhân trong bộ
má y quản trị được phân công thực hiệ n, là các công việc diễ n ra hàng ngày, hàng giờ…
trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào.
Nhưng đối với một đơn vị kinh doanh, nhất là một cơ sở sản xuất kinh doanh cụ thể, một
nhà quản trị không phải bất kỳ hoạt động nào cũng đạt tới nghệ thuật quả n trị kinh doanh.
Chỉ những hoạt động chế ngự được các tình huố ng kinh doanh với hiệu quả cao, thực hiện
thành công mọi ý đồ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh mới
Nghệ thuật quản trị kinh doanh là sản phẩm riêng của từng nhà quản trị, vì nó biểu
hiệ n trong những điều kiện, hoàn cảnh hết sức cụ thể và đối với từng nhà quản trị cụ thể.
Cũng tình huống quản trị đó, nhà quản trị này áp dụng thành công một phương pháp quản
trị nào đó, nhưng nhà quản trị khác vận dụng theo cách lặp lại chưa chắc đã thành công.
Tuy nhiê n, người ta có thể khái quát các tình huố ng và các cách áp dụng thành công một
nguyên tắc, một phương pháp hay một nghiệp vụ quản trị nào đó đạt kết quả cao như là
những phương pháp ứng xử mẫu là m tài liệ u tha m khảo vận dụng.