Những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 83 - 85)

III. NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. Những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

Việt Na m đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản. Từ chỗ 30 năm

trở về trước, Việt Nam hầ u như không xuất khẩu nông sản, cho tới nay, Việt Na m đã trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê đứng thứ hai trên thế giới và cũng là nước đứng trong

nhó m quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và nhiề u sản phẩm nhiệt đới khác như cao

su, hồ tiêu, hạt điều, chè.

Tuy nhiên, thực tế của môi trường kinh doanh mới khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ đặt

ra những vấn đề khó khăn cho nền nông nghiệp nó i chung và các doanh nghiệp nông

nghiệp nói riêng.

Không ít những doanh nghiệp hàng đầu đã gặp nhiều thách thức và họ đang thực sự

phải vận động mạnh mẽ để có thể cạnh tranh khi tha m gia thị trường thế giới, nhưng đối

với doanh nghiệp nông nghiệp, quá trình này còn cam go hơn bởi hầu hết các doanh

nghiệp nông nghiệp Việt Nam chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những yếu tố để đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế trong các doanh nghiệp nông nghiệp nhìn chung còn thấp, nhất là doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp tư nhân, bởi do:

- Doanh nghiệp Việt Na m chủ yế u là doanh nghiệp nhỏ, 80% doanh nghiệp có quy

mô 10 - 500 lao động. Các công ty TNHH phổ biế n ở quy mô 10 lao động, và chỉ có 13%

doanh nghiệp có trên 1 ngàn lao động (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước trung ương).

- Về năng lực thì tỷ lệ người biết ngoại ngữ, vi tính, tham gia đào tạo, xây dựng

mạ ng lưới khách hàng, thương hiệu... rất ít như: Năng lực ngoại ngữ (9,6% đối với doanh

nghiệp tư nhân và 8,7% đối với các công ty TNHH) và tỷ lệ có khả năng làm việc với người nước ngoài lại càng thấp (chỉ đạt 3,5%).

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy,

hiện nay 80% DNNN có quy mô 10 đến 500 lao động, tổng vốn thấp (chỉ chiếm 2% v ốn

doanh nghiệp cả nước) và 43% là vốn tự có, chỉ có 1/5 số doanh nghiệp điều tra có sản

phẩm đa dạng, giá thành sản phẩm chưa có lợi thế rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh,

chất lượng sản phẩm chỉ có hơn 30% được đánh giá là tốt, có 10% bị x ếp vào loại kém, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu chưa cao, trong đó đăng ký đối với sản phẩm lúa gạo chỉ

hơn 12% đạt trình độ lớp 12 (dưới 3% trên đại học), 30% không có chuyên môn phù hợp và 37% không được đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Có tới 60% số doanh nghiệp nông lâ m nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Vì thế, hiệu

quả kinh doanh của nhiề u doanh nghiệp nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngà nh kinh tế khác.

- Doanh nghiệp không được Nhà nước bao cấp vì phả i bỏ những loại trợ cấp, hỗ trợ trái quy định của WTO.

- Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội tiếp cận thị trường mới do

hạn chế khả năng và kiến thức hiểu biết thị trường bạn. Các nước lạ i có xu hướng áp đặt

nhiề u biệ n pháp bảo hộ thông qua các biện pháp kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự

vệ, tiêu chuẩ n môi trường…

- Những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh ké m có nguy cơ phá sản, hoặc giả m lợi

nhuận vì tác động của giả m thuế mở cửa thị trường.

- Doanh nghiệp Việt Na m sẽ thường vấp phải nhiều tranh chấp trong thương mại

quốc tế và luôn ở thế yếu hơn.

- Cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng khi các hàng rào thương mại được cắt

giả m.

- Nhiều doanh nghiệp không biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và mức giá của

mình so với các doanh nghiệp khác có cạnh tranh không.

- Cạnh tranh sẽ tăng lên trên thị trường nông sản trong nước và quốc tế về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả, dịch vụ. Những tiê u chuẩn bắt buộc cao hơn về chất lượng, vệ

sinh an toàn thực phẩ m (trong nước và quốc tế) đối với nông sản dưới sự giá m sát nghiêm ngặt hơn.

Trong xu thế mới hiệ n nay, các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp là chất lượng sản phẩ m và dịch vụ tốt; hệ thống phân phối sản phẩ m, dịc h vụ tốt;

giả m giá thành sản phẩm, dịch vụ; xây dựng và phát triể n thương hiệ u, uy tín của doanh

nghiệp, phát triển nguồn nhâ n lực, nâng trình độ chuyên môn; quản trị doanh nghiệp tốt, đặc biệt về tài chính và con người; đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng;

tạo được liê n kết, hợp tác tốt với các doanh nghiệp liê n quan.

Các chuyên gia k inh tế của Việt Nam cho rằng, nông sản Việt Nam có những hạn chế

về chất lượng, quy cách, tính ổn định v à đồng đều, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

thấp nên chưa phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường đô thị nội địa và x uất

khẩu, thiếu thương hiệu mạnh.

- Về khía cạnh môi trường cạnh tranh lành mạ nh cho các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần ở nông thôn, có 7 rào cản pháp lý ảnh hưởng không tốt và tạo ra môi trường

kinh doanh không là nh mạ nh ở Việt Nam hiện na y là:

+ Rào cản đối với việc gia nhập thị trường của các loại hình doanh nghiệp.

+ Rào cản trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại và thị trường vốn.

+ Rào cản liê n quan đến tiếp cận thị trường lao động.

+ Rào cản liê n quan đến thị trường hàng hóa. + Rào cản về các loại thuế.

+ Rào cản về sở hữu và quản lý.

- Về các rào cản pháp lý hiện tại cần phải tính đến cả rào cản rút khỏi thị trường. Vì tại Việt Nam, gia nhập thị trường thì dễ nhưng ra khỏi thị trường lại rất khó. Mặc dù Việt Na m đã có luật phá sản nhưng thời gian xử lý phả i mất rất lâu sẽ gây ra lãng phí về nguồn

lực. Rào cản về thuế thì không chỉ nói về thuế mà còn phải tính đến rào cản về phí và lệ

phí. Ngoài ra, rào cản về tiếp cận quyền kinh doanh cũng là một khía cạnh rất lớn đối với

doanh nghiệp. Mặc dù luật không cấ m doanh nghiệp tha m gia vào các loại hình kinh

doanh nhưng trên thực tế, một số quyền kinh doanh chỉ dành cho một số đối tượng nào

đó.

- Ngoài các cam kết về mở cửa thị trường, Việt Na m còn cam kết mở rộng quyền

kinh doanh xuất nhập khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, các công ty đa quốc gia vốn rất mạnh về tài chính, hệ thống phân phối, thông tin, trình độ

quản lý... khi vào kinh doanh tại Việt Na m sẽ là những thách thức không nhỏ cho doanh

nghiệp nội địa, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới, vươn lên để tồn tại

và hoạt động có hiệu quả.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều doanh nghiệp nông

nghiệp vẫn chưa nhận thức đủ và sẵn sàng tha m gia. Năng lực hội nhập từ chủ doanh

nghiệp đến sản phẩm còn nhiề u hạ n chế; khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nông

nghiệp thấp.

Những khó khăn mang tính nội tại này xuất phát từ nền nông nghiệp nước ta có trình

độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, năng suất lao động rất thấp, chất lượng nhiề u loại nông sản không cao, nhiều doanh nghiệp chế biến luôn trong tình trạng

thiế u hoặc không đả m bảo nguyên liệu dẫn đến giá thành cao, chất lượng thấp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)