V. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH
5.2.1. Các điều kiện khách quan
Đây là những điều kiện vượt ra khỏi phạ m vi giả i quyết của các cơ sở sản xuất kinh
doanh và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồ m nhiều điều kiện, trong đó cần lưu ý các
điều kiện sau:
- Tiềm lực vật chất của cơ sở sản xuất kinh doanh:
Để viẹc quản trị có hiệ u quả, chủ động khai thác các tiềm năng, có vị thế trong quan
hệ với các đối tượng… cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải có tiề m lực vật chất và sức
mạ nh nhất định. Thà nh ngữ “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” là sự phản ánh về va i trò của tiề m
lực vật chất của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kinh doanh và quản trị kinh doanh. Người ta có thể sử dụng phương pháp đối đầu trong cạnh tranh với bạn hàng, giải quyết
tốt lợi ích cho các thà nh viên trong đơn vị kinh doanh của mình, có thể gă m hà ng chờ thời điể m giá lên… để đạt được những mục tiêu kinh doanh nhất định. Tuy nhiên, phương
pháp này chỉ có thể thực hiện khi đơn vị kinh doanh có những tiềm lực vật chất nhất định. Tiề m lực vật chất là điều kiện cần thiết cho bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh nào trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp sự biểu
hiệ n của nó càng trở nên đạm nét hơn, bởi vì mố i qua n hệ giữa các yếu tố trong sản xuất
ngoài sự chi phối của các quy luật kinh tế còn bị chi phối bởi các quy luật của đặc điểm
sản xuất nông nghiệp, trong đó các quy luật sinh học chi phối một cách mạnh mẽ, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh có đối tượng sản xuất là những cây trồng, vật nuô i có
chu kỳ sản xuất dài, yêu cầu đầu tư lớn, thu hồi vố n chậm.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cần có cơ chế quản lý phù hợp:
Đây là điều kiện để cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy tính chủ động sáng tạo, khai
thác mọ i tiề m năng, nhằ m mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thực tế, ở lĩnh vực nông
nghiệp cũng chỉ với những tiề m lực vật chất như cũ, vẫn các nhà quản trị đó, nhưng khi
các chính sách vĩ mô có sự thay đổi theo hướng tạo sự năng động cho cơ sở, gắn lợi ích người quản lý và người lao động với kết quả sản xuất thì hiệu quả sản xuất kinh doanh
của ngà nh và từng cơ sở sản xuất kinh doanh đã được nâng lên một cách rõ rệt. Có thể nói, cơ chế là mô i trường kinh tế pháp lý tạo những điề u kiện thuận lợi hoặc như là những
sợi dây vô hình trói buộc các nhà quản trị, tạo điều kiện phát huy tính năng động hay trói
buộc họ trong các hoạt động quản trị kinh doanh.