Ai là nhàqu ản trị?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 54 - 55)

V. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH

5.4.1. Ai là nhàqu ản trị?

Các nhà quản trị hoạt động trong một tổ chức. Vì thế, trước khi tìm hiểu ai là nhà quản

trị, vai trò và các kỹ năng của nhà quản trị, chúng ta cần hiểu công việc quản trị của một

tổ chức. Mỗi tổ chức có những mục tiêu và nội dung công việc khác nhau như đã bàn ở

phần trước, nhưng nhìn chung dù là tổ chức kinh doanh hay phí kinh doanh các công việc

quản trị chủ yếu vẫn xoay quanh cái trục ra quyết định trong các lĩnh vực hoạch định, tổ

chức, lãnh đạo và kiể m tra kiể m soát và một số hoạt động hỗ trợ khác nữa.

Các nhà quản trị là m việc trong các tổ chức, nhưng không phải ai trong tổ chức đều là nhà quản trị. Lý do thật đơn giản là vì các công việc quản trị không phải là tất cả mọi

công việc của một tổ chức, mà nó thường chỉ là những hoạt động mang tính phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó. Các thành viên trong mọi tổ chức có thể chia

là m ha i loại: người thừa hành và nhà quản trị.

Người thừa hành là những người trực tiếp thực hiệ n một công tác và không có trách nhiệ m hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và giá m sát hoạt động của những người khác. Trái lại, các nhà quản trị có trách nhiệ m chỉ huy, điều khiển, giá m sát v.v... hoạt động của

những người khác, thí dụ như một người hầu bàn, một công nhâ n đứng má y tiệ n... Nhà quản trị, phân biệt với những nhâ n viên khác là những người chịu trách nhiệm về công

việc của những người khác tại mọi cấp trong bất kỳ loại cơ sở nào, ví dụ tổ trưởng tổ sản

xuất, quản đốc phân xưởng hay một tổng giám đốc... Nhà quản trị là nhữ ng người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả

hoạt động của họ. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Hoạt động quản trị cũng là một dạng hoạt động xã hội của con người, và chính vì vậy

nó cũng cần được chuyê n môn hóa. Trong mỗi tổ chức các công việc về quản trị không

nhà quản trị thành 3 loại: các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp giữa (còn gọi là cấp trung gia n) và các nhà quản trị cấp cơ sở. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét những đặc trưng cơ bản của các nhà quản trị này. Hình 1.3 chỉ ra các cấp bậc quản trị trong tổ chức

và nhiệ m vụ chủ yếu của từng cấp bậc.

- Quản trị viên cao cấp (Top Managers).

Đó là các nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức. Họ chịu trách

nhiệ m về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ chức thực hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ

chức. Các chức danh chính của quản trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh ví dụ như

là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên hộ i đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng giá m đốc, giám đốc, phó giám đốc v.v…

- Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian (Middle Managers).

Đó là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực

hiệ n các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thà nh mục tiê u chung. Các quản trị viê n cấp giữa thường là các trưởng phòng

ban, các phó phòng, các chánh phó quản đốc các phân xưởng v.v.

- Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers).

Đây là những quản trị viê n ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệ m vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp

nhằ m đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân viê n trong các công việc sản xuất

kinh doanh cụ thể hàng ngà y, nhằ m thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh thô ng thường của họ là: đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng v.v.

Như đã giới thiệu về các chức năng quản trị ở phần trước, đến đây chúng ta cũng cần

bàn về các cấp bậc quản trị liê n quan đến việc thực thi các chức năng quản trị. Hoàn toàn rõ ràng là đi dần lên cấp cao hơn trong thứ bậc quản trị của một tổ chức thì những nhà quản trị quan tâ m nhiề u hơn đến việc hoạch định và giả m dần việc hướng dẫn hoặc điều

khiể n trực tiếp. Hình 1.4 chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị đều phải thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuy nhiê n, số lượng thời gian mà mỗi

cấp bậc quả n trị khác nhau dành để thực hiện các chức năng này là không như nha u.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pps (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)