0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Gen cry1C

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, TÁCH DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN CRY1C MÃ HÓA PROTEIN TINH THỂ DIỆT CÔN TRÙNG BỘ CÁNH VẢY TỪ VI KHUẨN BACILLUS THURINGIENSIS SUBSP. AIZAWAI PHÂN LẬP TỪ MỘT SỐ MẪU ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 -31 )

Gen cry1C mã hóa protein tinh thể có khối lượng phân tử khoảng 130kDa. Gen cry1C có kích thước khoảng 3kb trong đó đoạn bảo thủ mã hóa độc tố có kích thước tương đối nhỏ khoảng 288 bp. Cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 16 gen thuộc phân nhóm cry1C được tách dòng và công bố trên cơ sở dữ liệu của Crickmore, trong đó mới nhất là gen cry1CAa14 [42].

Nhóm gen cry1 nói chung và gen cry1C nói riênglà những gen được nhiều nhà nghiên cứu Bt trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Protein tinh thể do gen

cry1C mã hóa có hoạt tính mạnh với rất nhiều loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy. Năm 2004, các tác giả Chen Yuehua, Li Hongxiu, Wang Jinhong, Cai Jun, Ren Gaixin của trường Đại học Nankai, Trung Quốc đã sử dụng cặp mồi đặc hiệu 1CaA/1CaB để khuếch đại toàn bộ gen cry1C từ Bacillus thuringiensis subsp. colmeri.

Sản phẩm PCR có kích thước khoảng 4.0 kb gồm toàn bộ khung đọc mở và vùng điều hòa của gen cry1C. Gen cry1C sau đó được biểu hiện trong loại vi khuẩn Bacillus cereus 9509, một loài lợi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn này đã sản sinh được protein tinh thể dạng lưỡng tháp có trọng lượng 60 kD có hoạt tính với Spodoptera exigua [23].

Năm 2005, Kao Suey-Sheng và các cs đã tiến hành sàng lọc, tách dòng, và biểu hiện nhóm gen cry1 từ 855 chủng Bt được phân lập tại các vùng trồng lúa ở Đài Loan. Các tác giả đã sử dụng kỹ thuật PCR – RFLP để phát hiện những gen mới thuộc nhóm cry 1. Kết quả cho thấy có tới 29 gen được phát hiện trong đó gồm:

cry1Ac, cry1C, cry1Cb,....[47].

Cũng trong năm 2005, nhóm tác giả Đài Loan Cheng Jen-Chieh, Hsieh Feng- Chia, Liu Bing-Lan và Kao Suey-Sheng đã tách dòng riêng rẽ bốn gen cry (cry1Aa, cry1Ab, cry1Ccry1Da) từ sản phẩm thương mại Xentari (một chế phẩm có sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai) và biểu hiện trong

Thuringiensis acrystalliferous B. (Cry-B) [32].

Gen cry1C đã được nghiên cứu biểu hiện trên hệ thống vi khuẩn (Pseudomonas fluorescens) và thực vật bậc cao như cải bắp, súp lơ, thuốc lá, lúa. Strizhow và cs đã tạo ra những dòng thuốc lá và cỏ alfalfa chuyển gen cry1C. Sự biểu hiện của protein cry1C

ở cây chuyển gen đã có hiệu quả bảo vệ trước sâu ăn lá bông Ai Cập (Spodoptera littoralost) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) [46].

Trong chương trình hợp tác giữa đại học Cornell của Mỹ và Viện Max – Planck, Đức, Elizabeth Earle đã biểu hiện ở mức độ cao sự tổng hợp protein cry1C

ở cây súp lơ xanh chuyển gen. Cây chuyển gen này kháng được sâu tơ, sâu đo, và sâu xanh bướm trắng [21], [22].

Theo một nghiên cứu mới từ Trung Quốc, Qifa Zhang đã tạo ra lúa chuyển gen cry1C. Cây lúa chuyển gen kháng được sâu cuốn lá lúa và sâu đục thân [48].

Tại Việt Nam, năm 2003, Ngô Đình Bính cùng các cs đã tách dòng và biểu hiện thành công gen mã hóa protein cry1C diệt sâu khoang từ Bacillus thuringiensis

subsp.aizawai phân lập từ mẫu đất ở Hà Tĩnh và Hà Nội. Protein tái tổ hợp có hoạt tính diệt sâu cao hơn so với các chủng đối chứng [4].

Qua các dữ liệu trên có thể thấy, các kết quả nghiên cứu về gen cry1C trên thế giới là khá phong phú. Trong khi đó, số lượng công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã công bố có liên quan đến gen này vẫn còn tương đối hạn chế.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, TÁCH DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN CRY1C MÃ HÓA PROTEIN TINH THỂ DIỆT CÔN TRÙNG BỘ CÁNH VẢY TỪ VI KHUẨN BACILLUS THURINGIENSIS SUBSP. AIZAWAI PHÂN LẬP TỪ MỘT SỐ MẪU ĐẤT TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 -31 )

×