sâu tơ (Plutella xylostella) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Chúng tôi tiến hành thử hoạt tính diệt côn trùng bộ Cánh vảy của các chủng
Bta đã phân loại được nhằm chọn ra những chủng có hoạt tính diệt sâu cao. Côn trùng thử nghiệm là sâu xanh da láng và sâu tơ là 2 loại sâu phá hoại nghiêm trọng nhiều loại cây nông ngiệp.
3.1.3.1. Xác định nồng độ bào tử
Vi khuẩn Bt trong giai đoạn tạo bào tử sẽ đồng thời sinh tổng hợp các tinh thể độc. Thông qua nồng độ bào tử có thể gián tiếp ước lượng nồng độ tinh thể của các chủng nghiên cứu. Do đó chúng tôi tiến hành xác định nồng độ bào tử của các chủng Bta nghiên cứu cùng với chủng Bta chuẩn làm đối chứng dương. Phương pháp xác định nồng độ bào tử của các chủng Bta được trình bày ở mục 2.3.3.
Nồng độ bào tử của các chủng thử dao động từ 2,5.109 đến 5.109
bào tử/ml. Chúng tôi đã chọn ra 7 chủng Bta có nồng độ bào tử cao để tiến hành thử hoạt tính với côn trùng thử nghiệm, đó là các chủng: TN 1.12, TN 3.4, TN 4.4, TN5.3, TN 6.12, TN 28.6 và TN 36.3
Sinh khối của 7 chủng Bta được pha loãng nhiều lần, chúng tôi sử dụng nồng độ nồng 105 bào tử/ml và 107 bào tử/ml để thử hoạt tính với sâu tơ và nồng độ 107
3.1.3.2. Kết quả thử hoạt tính của các chủng Bta đối với sâu tơ và sâu xanh da láng
* Kết quả thử hoạt tính trên sâu tơ (Plutella xylostella)
Với 7 chủng Bta đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên đối tượng sâu tơ, tỷ lệ sâu chết được theo dõi trong 3 ngày và tính toán theo công thức Abbott. Kết quả thử nghiệm được trình bày trong hình 3.4 và bảng 3.3.
Hình 3.4. Thử hoạt tính diệt sâu tơ của các chủng Bta nghiên cứu Bảng 3.3: Kết quả thử hoạt tính diệt sâu tơ của các chủng Bta
sau 3 ngày thử nghiệm.
STT Tên chủng Tỷ lệ sâu chết (%) Nồng độ 105 bào tử/ml Nồng độ 10 7 bào tử/ml 1 ĐC âm 0 0 2 ĐC dương (4J4) 76,67 93,33 3 TN 1.12 53,33 80,00 4 TN 3.4 63,33 83,33 5 TN 4.4 50,00 76,67 6 TN 5.3 53,33 80,00 7 TN 6.12 56,67 80,00 8 TN 28.6 60,00 86,67 9 TN 36.3 53,33 83,33
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy 7 chủng Bta đem thử nghiệm đều có hoạt tính diệt sâu tơ tương đối cao. Sau 3 ngày thử hoạt tính đa số các chủng đều cho tỷ lệ sâu chết lớn hơn 50%, ở cả hai nồng độ pha loãng . Một số chủng như chủng TN28.6, TN36.3 và TN3.4., khi thử ở nồng độ 107 bào tử/ml có tỷ lệ sâu chết cao hơn hơn 80%.
* Kết quả thử hoạt tính trên sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Chúng tôi tiếp tục tiến hành thử hoạt tính của các chủng Bta nghiên cứu trên đối tượng sâu xanh da láng, một loại sâu lớn, gây nhiều thiệt hại trong nông nghiệp. Phương pháp được tiến hành tương tự như với đối tượng sâu tơ.
Hình 3.5. Hình ảnh thử hoạt tính diệt sâu xanh da láng của các chủng Bta nghiên cứu
Bảng 3.4. Kết quả thử hoạt tính diệt sâu xanh da láng của các chủng Bta
sau 3 ngày thử nghiệm
STT Tên chủng Tỷ lệ sâu chết (%) Nồng độ 107 bào tử/ml Nồng độ 109 bào tử/ml 1 ĐC âm 0 0 2 ĐC dương (4J4) 33,33 77,78 3 TN 1.12 22,22 55,56 4 TN 3.4 22,22 44,44 5 TN 4.4 11,11 33,33 6 TN 5.3 11,11 44,44 7 TN 6.12 22,22 55,56 8 TN 28.6 22,22 66,67 9 TN 36.3 22,22 55,56
Số liệu bảng 3.4 cho thấy 7 chủng Bta đều có hoạt tính diệt sâu xanh da láng. Sau 3 ngày thử hoạt tính có 4/7 chủng cho tỷ lệ sâu chết lớn hơn 50% ở nồng độ 109
bào tử/ml. Trong đó, TN1.12, TN6.12, TN28.6 và TN36.3 là các chủng có hoạt tính diệt sâu cao. Sâu xanh da láng là loại sâu lớn, ăn tạp và khó diệt ngay cả bằng thuốc trừ sâu hóa học, vì thế các kết quả thử nghiệm hoạt tính diệt sâu của các chủng Bta
là tương đối khả quan.
Qua kết quả thử hoạt tính của các chủng Bta với 2 loại côn trùng thử nghiệm có thể nhận xét như sau:
- 7 chủng Bta nghiên cứu đều có hoạt tính với cả 2 loại côn trùng thử nghiệm - Các chủng TN1.12, TN6.12, TN28.6 và TN36.3 có hoạt tính diệt cao đối với cả 2 loại côn trùng thử nghiệm
Các kết quả thử hoạt tính diệt sâu nói trên là cơ sở để chúng tôi tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về gen mã hóa độc tố tinh thể.