5. Bố cục của luận văn
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
* Tên Công ty:
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty xăng dầu Bắc Thái - Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Thainguyen Co., Ltd. - Tên gọi tắt: Petrolimex Thainguyen
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn. * Trụ sở chính của Công ty tại:
Km 62, quốc lộ 3, đƣờng Hà Nội - Thái Nguyên (xã Lƣơng Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
* Địa bàn kinh doanh: Địa bàn kinh doanh chính là 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn
* Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh: + Mục tiêu kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa, tạo việc làm ổn định, từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (xăng dầu và các sản phẩm liên quan: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Bảo dƣỡng và sửa chữa mô tô, xe máy
- Hoạt động đại lý và môi giới bảo hiểm
- Bán lẻ đề điện giao dụng, giƣờng, tủ, bàn ghế và đồ nội thất thƣơng tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng giao đình khác chƣa đƣợc phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (thiết bị điện lạnh)
- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh (xăng dầu, các sản phẩm liên quan: gas, dầu mỡ nhờn)
- Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ
- Kho bãi vào lƣu giữ hàng hóa (không bao gồm cho thuê kho bãi)
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình:
- Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty và các phó giám đốc công ty là ban điều hành Công ty, trong đó đứng đầu Công ty là Chủ tịch tiếp sau đó là Ban giám đốc, hiện hay do mô hình phân cấp và cấp chúc của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phân giao nhiệm vụ vị trí Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty;
- Bộ phận văn phòng là bộ máy giúp việc cho lãnh đạo công ty, bộ phận này có 4 phòng nghiệp vụ gồm Phòng tổ chức hành chính, Phòng quản lý kỹ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài chính;
- Các đơn vị trực thuộc bao gồm:
+ Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn (gồm có 3 phòng nghiệp vụ, kho xăng dầu Bắc Kạn, 19 cửa hàng xăng dầu, 5 cửa hàng gas, dầu mỡ nhờn) hoạt động hạnh toán phụ thuộc và đƣợc phân quyền về điều hành kinh doanh.
+ Tại Thái Nguyên là hệ thống cửa hàng trực thuộc trên địa bàn Thái Nguyên (49 cửa hàng xăng dầu, 16 cửa hàng gas, dầu mỡ nhờn), Kho lƣơng sơn có sức chứa trên 3000m3. Bộ máy tổ chức của Công ty xăng dầu Bắc Thái đƣợc tóm tắt bằng sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty xăng dầu Bắc Thái
(nguồn: Công ty xăng dầu Bắc Thái)
- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng kinh doanh: Tổ chức công tác bán hàng, tạo nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế, điều độ hàng hóa, viết hóa đơn, thống kê báo cáo về hàng hóa, kiểm soát hao hụt, đề xuất các phƣơng án giá bán, quản lý, tính cƣớc vận tải, quản lý hệ thống Công nghệ thông tin.
+ Phòng kế toán tài chính: Tham mƣu cho giám đốc công ty về tài chính, kế toán, tổ chức hạnh toán theo quy định của Nhà nƣớc và cấp trên.
+ Phòng quản lý kỹ thuật: Tham mƣu cho Giám đốc về công tác đầu tƣ xây dựng, quản lý hệ thống tài sản, quản lý về phẩm cấp và chất lƣợng hàng hóa, quản lý an toàn môi trƣờng.
Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán tài chính Phòng Kinh doanh Phòng Quản lý kỹ thuật Cửa hàng KDTH Cửa hàng xăng dầu Cửa hàng Gas Phòng Tổ chức hành Phòng Kế toán tài chính Phòng Kinh doanh Cửa hàng KDTH Cửa hàng xăng dầu Cửa hàng Gas C.Nhánh xăng dầu Bắc Kạn Chủ tịch kiêm Giám đốc Các phó Giám đốc Công ty
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mƣu cho giám đốc về công tác nhân sự, lao động và tiền lƣơng, quản lý văn bản đi – đến, quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy.
2.1.4. Môi trường kinh doanh trong những năm qua
* Giai đoạn trƣớc năm 1990
Thị trƣờng xăng dầu chƣa đƣợc hình thành, việc cung ứng xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đƣợc thực hiện theo kế hoạch và theo chỉ tiêu cấp phát nhƣ các mặt hàng khác trong thời kỳ bao cấp.
* Giai đoạn từ năm 1990 - 2000
Trong giai đoạn này các đầu mối nhập khẩu xăng dầu gia tăng nhanh chóng, từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa.
Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nƣớc chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lƣợng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu. Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thô do Nhà nƣớc bảo đảm chỉ chiếm dƣới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối đƣợc quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh.
Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nƣớc ban hành quy định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa. Nhà nƣớc xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết.
Công cụ thuế nhập khẩu đƣợc sử dụng nhƣ một van điều tiết để giữ mặt bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh.
Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu đã đƣợc điều chỉnh tăng hết khung, đƣợc đƣa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà nƣớc quản lý.
Lệ phí giao thông thu từ năm 1994 cũng đƣợc hình thành từ nguyên tắc tận thu cho ngân sách Nhà nƣớc khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và sau này đổi tên là phí xăng dầu.
Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nƣớc về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối đƣợc điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động đƣợc số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định.
Chính chủ trƣơng không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tƣợng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để Việt Nam có thể tự cân đối đƣợc ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của Nhà nƣớc từ dầu thô mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó.
* Giai đoạn từ năm 2000 đến trƣớc thời điểm Nhà nƣớc công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trƣờng (tháng 12/2009)
Trong giai đoạn này về cơ bản, nội dung và phƣơng thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chƣa có sự thay đổi so với giai đoạn trƣớc đó.
Từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho ngƣời tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; loại trừ yếu tố trƣợt giá thì
đây cũng là một tốc tộ tăng quá cao; chƣa có đánh giá nào đề cập đến khía cạnh này song xét đơn thuần trên số liệu, nếu đầu tƣ hàng ngàn tỷ đồng này cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh doanh xăng dầu, đã có thể tạo lập một hệ thống kinh doanh xăng dầu đủ lớn và hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trƣờng xăng dầu trong tƣơng lai gần.
Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2; giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trƣớc nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu.
Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá theo Quyết định 187 vẫn đƣợc coi là mạnh mẽ nhất với các tƣ tƣởng cơ bản bao gồm:
- Nhà nƣớc xác định giá định hƣớng; doanh nghiệp đầu mối đƣợc điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu).
- Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp đƣợc phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhƣng tối đa không vƣợt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu.
- Chỉ thay đổi giá định hƣớng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nƣớc không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của ngƣời tiêu dùng - Nhà nƣớc và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong QĐ 187 chƣa đƣợc triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nƣớc tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm.
Trong giai đoạn này, mặc dù chƣa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của QĐ 187 năm 2003 và NĐ 55 năm 2007 đã tạo ra một hệ thống phân
phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nƣớc, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trƣờng trƣớc đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa ngƣời nhập khẩu và các đại lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với các đại lý, tổng đại lý cũng nhƣ giúp cơ quan quản lý chức năng, ngƣời tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đại lý, tổng đại lý trong việc chấp hành quy định kinh doanh xăng dầu.
Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa chính trị cũng ảnh hƣởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh sau mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chƣa kể hiện tƣợng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá nhiều nguồn lực cho đại lý; phần lớn ngƣời tiêu dùng không đƣợc thông tin đầy đủ về cơ chế điều hành và lợi ích mà Nhà nƣớc đem lại cho nhân dân nên thƣờng xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nƣớc thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn nƣớc lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.
Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà ngƣời tiêu dùng vẫn hiểu là bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá, kể cả mức rất thấp và phản ứng mạnh trƣớc thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có hiệu quả mà luôn đƣợc Nhà nƣớc bù lỗ.
* Giai đoạn từ cuối năm 2009 đến nay
Giai đoạn này đƣợc tính từ khi nghị đinh định số 84/NÐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-12-2009 thay thế Nghị định 55, với mục tiêu chính là quản lý kinh
doanh xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Nghị định này đã quy định rất cụ thể, khống chế định mức, định lƣợng, thời hạn của việc tăng, giảm giá xăng, dầu. Ðặc biệt là công khai hóa công thức tính toán hình thành giá bán lẻ xăng, dầu, công khai minh bạch để làm căn cứ giám sát quá trình tăng, giảm giá. Nghị định cho phép doanh nghiệp (DN) đƣợc phép tự ban hành, công bố và áp dụng giá bán mà không cần đăng ký, xin phép phƣơng án điều chỉnh giá, bỏ qua khâu kiểm tra, phê duyệt phƣơng án nhƣ trƣớc đây. Nghị định 84 ra đời đƣợc xem là hành lang pháp lý để thị trƣờng xăng, dầu chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế điều hành giá xăng, dầu thời gian qua còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với nguyên tắc quản lý giá của cơ chế thị trƣờng và bảo đảm công bằng lợi ích của các bên liên quan, chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội. Quá trình vận hành Nghị định 84 còn tồn tại những bất cập cần hoàn thiện, đó là:
Theo Nghị định 84/2009/NÐ-CP, thƣơng nhân đầu mối đƣợc quyền quyết định giá bán lẻ nhƣng thực tế cho thấy từ khi có nghị định tình hình kinh tế xã hội có nhiều phức tạp, lạm phát tăng cao nên với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát nên việc điều chỉnh giá xăng dầu đều do liên bộ Tài chính – Công thƣơng quyết định.
Khi giá thế giới tăng cao DN lỗ, chƣa đƣợc điều chỉnh giá kịp thời, DN hạn chế nhập khẩu, giảm hoa hồng xuống mức thấp nhất để giảm lỗ, các đại lý có điều kiện về tài chính bán hàng cầm chừng hoặc găm hàng để chờ tăng giá, các đại lý điều kiện tài chính kém chỉ cầm cự đƣợc một thời gian ngắn và không thể chấp nhận việc càng bán càng lỗ, vốn kinh doanh cạn dần và đóng cửa hàng, tạo ra tâm lý căng thẳng thiếu nguồn cung cục bộ, làm cho ngƣời tiêu dùng vất vả, xếp hàng nhƣng không mua đƣợc, ngƣời bán hàng sợ khách hàng đến mua hàng của mình.
Khi giá thế giới xuống thấp, DN nhập khẩu bắt đầu có lãi, nhiều khi chƣa bù đủ phần lỗ, trƣớc sức ép của dƣ luận, liên bộ thƣờng chỉ đạo điều chỉnh giảm giá ngay. Một số DN có lợi thế hoặc khi mua hàng may mắn đúng vào thời điểm giá thế giới thấp không tự giác đăng ký giảm giá bán ở hệ thống cửa hàng của mình lại tăng chi phí hoa hồng cao từ 500 đồng đến 600 đồng/lít, thậm chí có thời điểm 800 đồng đến 900 đồng/lít, điều này dẫn đến thị trƣờng hỗn độn, các đại lý, tổng đại lý không chấp hành đúng tinh thần nghị định, dẫn tới nhiều đại lý, tổng đại lý lựa chọn mua hàng của đầu mối có mức chi phí hoa hồng cao hơn, DN có lợi thế thì tiêu thụ mạnh, còn DN không có lợi thế không bán đƣợc hàng. Tổng đại lý đƣợc hƣởng lợi lớn trong khi ngƣời dân vẫn phải mua theo đúng giá quy định, DN thất thu và nguồn thu