Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn AC (Trang 74 - 79)

II. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống Kiểm soát nội bộ.

8. Kết luận và đánh giá môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ là đánh tin cậy và hiệu quả.

2.2.2.4 Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu.

- Xác định rủi ro mà đơn vị kiểm toán gặp phải. - Mục đích xác định rủi ro.

- Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. - Các yếu tố ảnh hưởng khác.

Sau đây là đánh giá rủi ro mà công ty Q&H gặp phải trong quá trình kinh doanh:

Biểu số 2.10 : Xác định rủi ro của công ty Q&H (trích kế hoạch kiểm toán tổng thế). (xem trang sau)

Biểu số 2.10 : Xác định rủi ro của công ty Q&H (trích kế hoạch kiểm toán tổng thế).

* Rủi ro của công ty khách hàng:

- Rủi ro thị trường:

Bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu về, thuế suất nhập khẩu kính mắt bằng 0% đã tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu tràn vào Việt Nam với mẫu mã phong phú và đa dạng, giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm của công ty khách hàng.

Nhiều xưởng gia công kính mắt ở miền Nam với chất lượng kính không cao nhưng giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Bệnh viện chữa trị các bệnh về mắt do được trang bị máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới nhưng do khấu hao lớn nên chi phí mỗi ca điều trị vẫn còn tương đối cao.

- Rủi ro về công nghệ:

Ảnh hưởng liên quan đến nhà máy sản xuất kính mắt, mặc dù dây chuyền nhập khẩu từ Đức, Pháp, Ý nhưng sản phẩm sản xuất ra mới chỉ đạt ở mức trung bình trong khu vực.

- Rủi ro về đầu tư:

Trong những năm đầu hoạt động vừa sản xuất, vừa tìm hiểu thị trường nên nhà máy kính mắt chưa hoạt động hết công suất, những khoản nợ vay của công ty đầu tư cho xây dựng nhà máy vẫn chưa có khả năng trả nợ.

- Rủi ro về tỉ giá:

Nguyên liệu sản xuất cho công ty khách hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài nên khi có sự biến động lớn về tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty.

- Rủi ro khác:

Rủi ro do biến động giá cả các yếu tố đầu vào, rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng, rủi ro thiếu thông tin thị trường, rủi ro chính trị…

2.2.2.4.1 Đánh giá rủi ro.

2.2.2.4.1.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn.

Các kiểm toán viên luôn muốn xác định chắc chắn BCTC không bị sai phạm trọng yếu, do đó đều xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp để đảm bảo cả cho kiểm toán viên và những người sử dụng BCTC đã được kiểm toán.

Kiểm toán viên A&C xác định một mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ BCTC dựa trên các yếu tố: quy mô của khách hàng, số lượng người sử dụng BCTC, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu, năng lực của Ban lãnh đạo…và chủ yếu dựa trên năng lực và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính của 2 công ty trên, và để cho cuộc kiểm toán có hiệu quả cao, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC là thấp.

Như vậy, A&C đã thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn trên toàn bộ BCTC một cách khoa học. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ được lưu lại ở Hồ sơ kiểm toán của một vài khách hàng lớn, còn hầu hết kiểm toán viên không lưu lại đánh giá về rủi ro mong muốn cho toàn bộ BCTC.

2.2.2.4.1.2 Rủi ro tiềm tàng.

Kiểm toán viên tiếp tục khảo sát tình hình khách hàng và mô tả lại trên giấy làm việc dựa vào đó đánh giá rủi ro tiềm tàng. Đối với công ty TNHH Q&H, kiểm toán viên đánh giá thu thập thông tin và đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC. Còn đối với Công ty Cổ Phần VTV Optic, kiểm toán viên cũng mô tả các thông tin trên giấy làm việc về những biến động trong năm và thông tin từ Hồ sơ kiểm toán các năm trước.

Biểu số 2.11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng.

Căn cứ Dấu hiệu rủi ro

Rủi ro tiềm tàng cao Rủi ro tiềm tàng thấp

1. Cân nhắc trong quá trình lập chiến lược kiểm toán.

Sức ép lớn đối với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng phải báo cáo những kết quả hay dự tính cao hơn trước.

Có ít sức ép.

2. Kinh nghiệm của năm trước

Chênh lệch kiểm toán phát hiện trong năm trước.

Không có chênh lệch kiểm toán.

3. Khả năng bị biển thủ. Các loại hình nghiệp vụ và số dư liên quan gồm: nhận tiền, thanh toán tiền; những khoản mục có thể chuyển nhượng; những khoản mục dễ bị biển thủ hoặc trực tiếp hay gián tiếp qua các thủ thuật hay các nghiệp vụ giả.

Các loại hình nghiệp vụ và số dư liên quan gồm: Tài sản vô hình hoặc hữu hình không dễ bị đánh cắp hoặc chuyển thành những khoản mục dễ bị đánh cắp; công nợ hoặc việc đánh giá giá trị của các tài khoản không được thanh toán bằng tiền mặt, bằng các khoản có thể chuyển nhượng được hoặc những khoản mục dễ bị biển thủ. 4. Tính chất của các khoản mục được tính trong các loại hình nghiệp vụ và các số dư tài khoản.

Quy mô của từng khoản mục lớn nhưng có số lượng của tất cả các khoản mục rất ít; Các phép tính phức tạp; Cần phải đánh giá thì mới xác định được các khoản mục hoặc thời điểm ghi nhận các khoản mục đó.

Để nhận biết các khoản mục và thời điểm ghi nhận các khoản mục đó.

Qua quy trình hướng dẫn như trên, cho thấy A&C đã đánh giá rr tiềm tàng dựa trên những yếu tố chủ yếu do Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 đã hướng dẫn đó là đánh giá dựa trên những nhân tố chủ yếu như: sự liêm khiết, kinh nghiệm…; những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng…

2.2.2.4.1.3 Rủi ro kiểm soát.

Kiểm toán viên dựa vào những thông tin thu thập được qua tìm hiểu công ty khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm soát trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 4 yếu tố: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Những thông tin này được ghi lại trên giấy tờ làm việc phục vụ kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng là đáng tin cậy, hoạt động có hiệu quả ở mức độ: cao, trung bình, thấp. Từ đó, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là ở mức độ nào. Trong quá trình đánh giá, kiểm toán viên phải dựa vào những xét đoán nghề nghiệp để đưa ra được kết luận chính xác.

2.2.2.4.1.4 Rủi ro phát hiện.

Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro : rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Các loại rủi ro này được đánh giá theo các mức: cao, trung bình, thấp.

Tuy nhiên, trong kế hoạch kiểm toán tổng thể của A&C mới chỉ có nêu ra các đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, về đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát nhưng chưa đề cập đến rủi ro phát hiện.

2.2.2.4.2 Các khoản mục được chọn.

Kiểm toán viên căn cứ vào hệ thống kiếm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, căn cứ vào quá trình đánh giá rủi ro của đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên xác định các khoản mục trung tâm.

2.2.2.4.3 Xác định mức độ trọng yếu.

Dựa vào các hướng dẫn trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và học tập kinh nghiệm của một số hãng kiểm toán lớn trên thế giới, A&C đã xây dựng một phần mềm nhỏ, dễ sử dụng dùng cho việc xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Đây là điểm khác biệt của A&C với hầu hết các công ty kiểm toán độc lập khác ở Việt Nam là chưa có phần mềm đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC.

Kiểm toán viên nhập số liệu vào các BCTC vào và máy sẽ tự động chạy ra một bảng đánh giá mức trọng yếu dựa trên cơ sở cách tính như đã nêu trong phần lý luận.

- Xác định mức trọng yếu (PM):

Tỷ lệ quy định: x = a %  b % y = c %  d % z = e %  f %

Trong từng cuộc kiểm toán, nhóm trưởng phải trao đổi và thống nhất với các kiểm toán viên về tỉ lệ để xác định mức trọng yếu.

- Xác định mức độ sai phạm tối đa trong tổng thể (TE)

Với x= a1 %  b1 %

Điều này khiến cho công việc đánh giá tính trọng yếu của kiểm toán viên được tiến hành nhanh chóng và tiết kiệm nhưng vẫn đạt được hiệu quả về chất lượng. Tuy nhiên, kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu không chỉ dựa vào kết quả máy tính hiện ra mà kiểm toán viên còn phải dựa vào kinh nghiệm của mình để quyết định mức trọng yếu là bao nhiêu cho từng cuộc kiểm toán.

2.2.2.4.4 Phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục.

- Xác định mức sai phạm cần ra bút toán điều chỉnh (SAD)

Kiểm toán viên sẽ kiểm tra 100% các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản trước khi chọn mẫu, sau đó kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản có giá trị từ mức TE trở lên hoặc nhỏ hơn mức TE và nhỏ hơn mức Th.

Việc xác định mức trọng yếu tại công ty TNHH Q&H được kiểm toán A&C thực hiện như sau:

PM= Min { (x% Lợi nhuận trước thuế), (y% Doanh thu), (z% Tài sản)}

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn AC (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w