Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTC được tiến hành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4 : Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
1.2.4.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC, KTV sẽ xác định mức sai số có thể chấp nhận cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và ngược lại.
Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và do đó trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng và ngược lại.
1.2.4.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp có dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại.
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán được thực hiện
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả mãn các mục tiêu kiểm soát đặc thù
- Các thủ tục kiểm toán - Quy mô mẫu chọn - Khoản mục được chọn
1.2.4.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.
Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến là sẽ đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả này theo dự kiến của KTV sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo.
1.2.4.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:
- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập KHKT, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng. Thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệm chi tiết số dư được xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp.
- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, các KTV thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặc dùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện. Trong những trường hợp cụ thể, KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí kiểm toán thấp hơn cho cuộc kiểm toán.
Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán). Tuy nhiên, đối với các khách hàng muốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thì những trắc nghiệm trực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành số dư cuối kỳ.
Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc ngiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán thường được thiết kế theo từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục này tuỳ theo việc phân chia BCTC theo cách nào.
Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểm toán ban đầu không phải là điều bất thường vì việc dự kiến tất cả các tình huống xảy ra là rất khó khăn.
Tại đoạn 26 của VSA số 300 - Lập KHKT: “KHKT tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Nội dung và nguyên nhân thay đổi KHKT tổng thể và chương trình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán”.
Trên thực tế chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hoặc không cần soạn thảo mà sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của Công ty kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế.
Kết luận phần 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã khái quát được một số nội dung chính của kiểm toán BCTC, lập KHKT trong kiểm toán BCTC và nội dung lập KHKT BCTC. Tuy nhiên, do hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC ở nước ta vẫn còn mới mẻ, đang ở giai đoạn tạo dựng nền tảng, các chuẩn mực kiểm toán vẫn đang tiếp tục được ban hành, nên các vấn đề lý luận trên đang còn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Đây là đề tài nghiên cứu về chuyên môn và kỹ thuật nghiệp vụ lập KHKT BCTC, tác giả đã kết hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn lập KHKT BCTC để đưa ra các nội dung, trình tự các bước cần phải tuân thủ khi thực hiện lập KHKT BCTC nhằm hoàn thiện lập KHKT trong kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C.
PHẦN 2