3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.
3.1- Giới thiệu
Cách tiếp cận kiểu “black box” thường được sử dụng trong giảng dạy và học phần mềm mô phỏng các sự kiện rời rạc. Các đặc tính bên ngoài của phần mềm này được nghiên cứu, nhưng cơ sở mà phần mềm dựa trên hầu như bị bỏ qua hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chỉ ở mức độ sơ lược. Sự tương ứng giữa cơ sở lí thuyết và quá trình thực hiện của phần mềm có thể không được nghiên cứu hết và liên quan đến việc từng bước thực hiện mô hình. Do đó người thiết kế mô hình có lẽ không thể tìm ra những cách để phát triển hướng tiếp cận đối với các tình huống tạo mô hình phức tạp, không thể sử dụng hiệu quả các công cụ tương hỗ để hiểu rõ những nguyên nhân gây lỗi phát sinh trong quá trình phát triển mô hình, và cũng ko thể sử dụng các công cụ tương hỗ để kiểm tra lại xem logic hệ thống phức tạp có được tuân theo một cách chính xác trong một mô hình hay không.
Mục đích của chương là mang đến cách hiểu tốt nhất những đặc điểm của mô phỏng sự kiện rời rạc và thúc đẩy người sử dụng nghiên cứu cách thực hiện những đặc tính trong phần mềm mô phỏng họ sử dụng. Kết quả là sẽ tăng cường tính hiệu quả mà nhờ nó người sử dụng có thể xây dựng, kiểm tra, và sử dụng các mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc.
Cách tiếp cận sử dụng trong chương này nhằm mục đích phát triển một cách đánh giá tổng quát về cơ sở logic của mô phỏng sự kiện rời rạc, giới thiệu từ vựng chung và tăng cường sự ủng hộ đối với cách đánh giá này. Ba ví dụ về phần mềm mô phỏng thương mại (SIMAN với ngôn ngữ mô phỏng được viết trong ARENA; ProModel; và GPSS/H) được thảo luận theo cách đánh giá tổng quan này. Sự khác biệt giữa ba phần mềm này trong trong một vài tình huống được mô tả để nêu bật sự cần thiết phải hiểu các đặc tính của phần mềm mô phỏng.
Mục 3.2 thảo luận về cách đánh giá luồng lưu lượng và bản chất của mô phỏng sự kiện rời rạc, bao gồm đơn vị lưu lượng (unit of traffic), sự kiện (event), và thời điểm sự kiện đồng nhất (identical event times). Thảo luận này tiếp tục ở mục 3.3 với thực thể (entities), tài nguyên (resource), phần tử điều khiển (control elements) , sự hoạt động, và sự tóm tắt về mô hình thực hiện (mục 3.4). Mục 3.5 và mục 3.6 nêu các chủ đề về trạng thái thực thể và cấu trúc quản lý thực thể. Các cơ chế đáp ứng yêu cầu logic của mô phỏng sự kiện rời rạc sử dụng trong SIMAN, ProModel, và GPSS/H được mô tả trong mục 3.7. Mục 3.8 bao gồm các ví dụ về về sự khác biệt trong cách thực hiện của các phần mềm ở mục 3.7 dẫn đến kết quả khác biệt trong một vài tình huống mô phỏng.
Thuật ngữ sử dụng chung trong chương này không được nhấn mạnh nhưng các thuật ngữ được sử dụng bởi SIMAN, ProModel, và GPSS/H được viết bằng chữ in hoa. Bảng thuật ngữ chung liên quan đến các thuật ngữ tương đương của các phần mềm cụ thể được kèm theo để giúp đỡ phân biệt giữa các thuật ngữ có tính chất chung và riêng.