Tính 2 mặt của các mô hình

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 65 - 66)

3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.

4.2.5 Tính 2 mặt của các mô hình

Các mô hình được định hướng theo tiến trình của các hệ thống truyền thông và máy tính có sự phân công các tiến trình riêng biệt cho các thực thể mô phỏng. Đối với việc mô phỏng hệ thống máy tính, các quá trình được giao việc cho các tải làm việc (ví dụ để đặc trưng cho các quá trình của người dùng và các ứng dụng), và các quá trình này yêu cầu và giải phóng tài nguyên hệ thống khi nó được hoàn thành. Trong mô phỏng hệ thống truyền thông, các quá trình lại được giao việc cho các nguồn tài nguyên (ví dụ như các chuyển mạch hoặc là các kênh), và các quá trình này nắm giữ các thông điệp tải làm việc trong thời gian còn hoạt động. Những sự phân công quá trình này nhằm giữ cho số lượng quá trình trong một phép mô phỏng ở mức hợp lý, kể từ khi hệ thống mô phỏng gặp phải bối cảnh chuyển mạch quá tải với quá nhiều quá trình. Một lẽ thông thường, nó sẽ giới hạn mô hình về mỗi thông điệp như là một quá trình cạnh tranh về nguồn tài nguyên hệ thống truyền thông, do số lượng quá lớn của chúng.

Những khía cạnh khác nhau của các mô hình nhận thức làm nên tính 2 mặt của mô hình giữa các mô hình hệ thống máy tính và các mô hình hệ thống truyền thông.

Thực thể mô phỏng Hệ thống máy tính Hệ thống truyền thông

Mục tải làm việc Quá trình Token (cấu trúc)

Mục nguồn tài nguyên Cấu trúc Quá trình

Tính hai mặt này có thể dẫn đến một sự khác nhau trong tiến độ giữa mô phỏng hệ thống máy tính và hệ thống truyền thông, và có lẽ khác nhau về cả các công cụ mô phỏng.

Các dịch vụ hàng đợi tương thích với sự giành lấy các nguồn tài nguyên cạnh tranh trong một mô phỏng hệ thống máy tính có thể hoặc không thoả mãn những yêu cầu của thông điệp tải làm việc thực hiện trong một mô phỏng hệ thống truyền thông. FCFS (First come, first served) là một quy luật dịch vụ chung cho cả hệ thống máy tính và truyền thông, trong khi quy luật lên lịch của bộ xử lý Round-Robin sẽ gần như chắc chắn không ứng dụng được cho các mô phỏng hệ thống truyền thông. Việc mô phỏng hệ thống truyền thông có thể cần đến một dải rộng các trình tự quản lý bộ

đệm khác nhau mà có thể không được phản ảnh trong việc lựa chọn những trình tự cấp phát nguồn tài nguyên hiện hữu trong các tiện ích mô phỏng của hệ thống máy tính. Ví dụ, trình tự quản lý bộ đệm “leaky bucket” được dùng cho bộ điều khiển nguồn tài nguyên mạng ATM là duy nhất trong truyền thông, trong khi những phương pháp kết hợp thời hạn và sắp đặt các thông điệp tế bào theo trình tự ưu tiên dùng cho việc giảm thiểu tắc nghẽn trong mạng ATM.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)