Trạng thái không hoạt động (ngủ đông)

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 44 - 45)

3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.

3.5.5. Trạng thái không hoạt động (ngủ đông)

Giống như trạng thái trễ thời gian và trễ có điều kiện, trạng thái không hoạt động là một trạng thái mà các thực thể được đặt vào trạng thái dừng trong một khoảng thời gian mô phỏng nào đó. Các thực thể ở trong trạng thái không hoạt động người thiết kế mô hình thay vì quản lý tự động bởi chương trình phần mềm mô phỏng. Cụ thể như sau.

Các trạng thái trễ có điều kiện, trễ thời gian, trạng thái hoạt động và trạng thái sẵn sàng được quản lý theo các quy tắc được xây dựng trong phần mềm mô hình hóa. Ví dụ như các thực thể đủ tiêu chuẩn tự động được truyền tại thời điểm mô phỏng tới trong trạng thái trễ thời gian và sau đó vào trạng thái sẵn sàng.

Tương tự, các thực thể đủ tiêu chuẩn được tự động truyền vào trạng thái trễ có điều kiện và cuối cùng từ đó chuyển vào trạng thái sẵn sàng khi các điều kiện được thỏa mãn. Người thực hiện mô hình hóa có thể thực hiện tùy ý nhưng bị giới hạn nhất định Ví dụ, trong năm thực thể đang ở trong trạng thái trễ có điều kiện, đang chờ một thiết bị. Khi thiết bị rỗi, thực thể nào trong năm thực thể là người tiếp theo được sử dụng thiết bị? Vậy thì trình tự phục vụ sẽ ra sao? Người thực hiện mô hình hóa có thể dùng một trong số các trình tự phục vụ nào đó: ví dụ: ai đến trước thì được phục vụ trước, hoặc dựa trên độ ưu tiên, hoặc ai đến sau thì phục vụ trước.

Ví dụ về việc sử dụng trạng thái không hoạt động, giả sử một hệ thống của nhà sản xuất sử dụng trình tự phục vụ dạng “thời gian đáo hạn ngắn nhất” để quyết định công việc đang đợi nào sẽ được sử dụng máy tiếp theo. Thời gian đáo hạn là đơn vị đo dựa trên mối quan hệ giữa ngày tháng đến hạn của công việc, thời điểm hiện tại (ví dụ: thời điểm tại đó khoảng thời gian đáo hạn đang được tính toán) và khoảng thời gian hoạt động còn lại của công việc. (khoảng thời gian hoạt động còn lại của công việc được tính bởi tổng thời gian xử lý còn lại được yêu cầu bởi công việc trước khi nó rời khỏi hệ thống khi công việc được hoàn thành). Khoảng thời gian đáo hạn được tính như sau:

Khoảng thời gian đáo hạn = (ngày đến hạn) – (thời điểm hiện tại) – (thời gian hoạt động còn lại) Khoảng thời gian đáo hạn của một công việc càng nhỏ thì càng phải nhanh chóng hoàn thành công việc đúng với ngày đến hạn. Chú ý rằng, thời gian đáo hạn giảm đi trong khi thời gian mô phỏng (thời điểm hiện tại) trôi qua. Do đó thời gian đáo hạn của một công việc không được tính toán khi một công việc “đến” máy. Thay vào đó, thời gian còn lại được tính toán “sau đó”, tại thời điểm máy bắt đầu một công việc khác. Trong khi chờ thời điểm mới này, các công việc trễ có thể giữ ở trạng thái không hoạt động. Khi đến thời điểm để máy bắt đầu công việc khác, thời gian đáo hạn của mỗi công việc đang chờ ở trạng thái không hoạt động được tính toán và công việc với thời gian đáo hạn ngẵn nhất được truyền từ trạng thái không hoạt động sang trạng thái sẵn sàng, để giành sử dụng máy.

Bảng 3.1 Các trạng thái của thực thể

Trạng thái Mô tả

Hoạt Động Trạng thái hoạt độnglà trạng thái của sự di chuyển hiện tại của thực thể.

Sẵn Sàng Trạng thái sẵn sàng là trạng thái của các thực thể chờ chuyển sang trạng thái hoạt động tại thời điểm mô phỏng hiện tại.

Trễ Thời Gian Trạng thái trễ thời gian là trạng thái của các thực thể đang chờ trong một khoảng thời gian mô phỏng biết trước, sau khoảng thời gian đó chúng sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng.

Trễ có Điều Kiện Trạng thái trễ có điều kiện là trạng thái của các thực thể đang chờ trong một khoảng thời gian mô phỏng không biết trước khi điều kiện gây nên trễ được giải quyết. Khi các điều kiện được thỏa mãn, các thực thể đó sẽ được truyền tự động từ trạng thái trễ có điều kiện sang trạng thái sẵn sàng theo các thiết kế được xây dựng trong phần mềm.

Không hoạt động Trạng thái không hoạt động là trạng thái của các thực thể đang chờ trong một khoảng thời gian mô phỏng chưa biết trước khi điều kiện gây ra trễ được giải quyết. Khi các điều kiện được thỏa mãn, các thực thể đó sẽ được truyền từ trạng thái không hoạt động sang trạng thái sẵn sàng theo logic do người thiết kế mô hình đặt ra

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)