Tài nguyên

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 36 - 37)

3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.

3.3.2 Tài nguyên

Tài nguyên là một phần tử của hệ thống để cung cấp dịch vụ. Các tài nguyên trên một bến cảng bao gồm các tàu kéo và những bến tàu. Tài nguyên trong dây chuyền sản xuất bao gồm máy móc, công nhân vận hành, thiết bị vận chuyển (chẳng hạn như là phương tiện truyền dẫn tự động và băng truyền), không gian để chứa hàng tạm thời chờ đóng gói và hàng hoá đã được đóng gói. Các tài nguyên ở sân bay bao gồm khu vực đỗ xe ôtô, xe buýt trung chuyển, người khuân vác, quầy vé, thiết bị an ninh, lối dành cho đi bộ, quầy làm thủ tục đi máy bay, đường ống đi ra máy bay, máy bay và đường băng.

Một vài tài nguyên chỉ có thể phục vụ một người dùng tại một thời điểm. Ví dụ một khu vực đỗ xe chỉ có thể giữ mỗi lần một xe và một cầu thang máy bay chỉ có thể tiếp cận mỗi lần một máy bay. Tuy nhiên trong vài trường hợp, một tài nguyên có thể phục vụ hai hoặc nhiều người sử dụng tại một thời điểm. Một phương tiện truyền dẫn tự động có thể truyển cùng lúc 3 sản phẩm từ điểm A đến điểm B và xe buýt trung chuyển có thể chở nhiều người từ bãi đỗ đến cổng vào sân bay.

Tài nguyên có giới hạn về số lượng. Ở bến cảng có thể có 3 tàu kéo, 2 bến tàu loại A và 3 bến tàu loại B. Một sân bay có thể có 3 đường băng, có thể có 250 chỗ trong bãi đỗ xe. Trong dây chuyền sản xuất có thể có 4 thiết bị truyền dẫn tự động (AGV).

Người sử dụng các nguồn tài nguyên thường là các thực thể. Một thực thể con tàu cập một bến tàu và rồi có thể một cần 1 tàu kéo đưa vào cập bến. Một thực thể đang được thực hiện chiếm chỗ ở bộ đệm đầu vào của chiếc máy tiếp theo, và rồi sử dụng thiết bị truyền dẫn tự động để đưa từ vị trí hiện tại đến bộ đệm đầu vào. Một hành khách đi máy bay có thể liên tục sử dụng một xe buýt trung chuyển, một người khuân vác hành lý, thiết bị an ninh, một lối dành cho đi bộ, một quầy làm thủ tục đi máy bay, một chỗ ngồi và một đướng ống đi ra máy bay.

Trong thực tế, tài nguyên bị giới hạn về sử dụng vì thế các thực thể đôi khi phải chờ đợi đến lượnt sử dụng tài nguyên. Khi một sản phẩm đang trong quá trình sản xuất yêu cầu một thiết bị truyền dẫn tự động, nó có thể phải chờ tới khi yêu cầu đó được đáp ứng. Khi sản phẩm này thậm chí đã đudợc đưa vào bộ đệm đầu vào của máy móc tiếp theo, nó có thể phải chờ để sử dụng máy móc này.

Các ngôn ngữ mô hình hóa có các cơ chế (constructs) được dùng để điểu khiển các thực thể truy cập trực tiếp tới các tài nguyên. Những cơ chế này sẵn sàng ghi lại trạng thái của tài nguyên (“nhàn rỗi” hoặc “đang được sử dụng”) và điều kiện hoạt động (“đang hoạt động” hoặc “hỏng hóc”). Khi một thực thể cố gắng giành lấy một tài nguyên, trạng thái giành lấy và điều kiện hoạt động có thể được kiểm tra bằng phần mềm để xác định xem liệu việc giành lấy tài nguyên này có thể thực hiện hay không.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)