Các tiêu chí đánh giá chương trình mô phỏng mạng.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 73 - 74)

Cần xem xét các đặc điểm sau đây của các chương trình mô phỏng mạng để lựa chọn được chương trình mô phỏng mạng thích hợp nhất cho các dự án nghiên cứu cá nhân.

Loại mô phỏng được hỗ trợ

Có 3 loại mô phỏng phổ biến: mô phỏng sự kiện rời rạc, mô phỏng theo vết (trace driven) và mô phỏng Monte. Một loại khác là đưa lưu lượng trực tiếp vào chương trình mô phỏng và/hoặc đưa lưu lượng từ một chương trình mô phỏng vào mạng thật. Trên thực tế, các đặc điểm này giống bộ giả lập hơn là mô phỏng.

Hỗ trợ chạy trên các nền tảng khác nhau

Sẽ hưu ích nếu có một chương trình mô phỏng chạy trên các nền tảng khác nhau, cụ thể là trên cả các hệ điều hành linux và windows. Trong trường hợp mô phỏng có tải tính toán nặng, cần quan tâm tới các khả năng xử lí đa nhiệm, song song, hay phân tán

Hỗ trợ trong việc tạo các topo mạng.

Hai loại tạo topo mạng chính là dùng các tập lệnh đặc biệt, hoặc các ngôn ngữ lập cấu hình và giao diện đồ họa. Các chương trình mô phỏng cần có khả năng tạo các topo mạng phân cấp, không phân cấp cũng như các topo mạng ngẫu nhiên.

Hỗ trợ việc tạo và quản lí các profile lưu lượng.

Các chương trình mô phỏng cần các bộ phát dữ liệu tuân theo một vài phân bố cụ thể (ví dụ Poisson hay các phân bố nhận được từ các quan sát thực tế vể lưu lượng ). Một chương trình mô phỏng tốt thường có một hệ thống các bộ phát lưu lượng như vậy.

Mặt khác, cũng cần phải có các công cụ nhằm mô tả sơ lược lưu lượng đã phát và tính toán các con số thống kê cần thiết để đưa ra kết luận

Hỗ trợ giám sát.

Trong quá trình mô phỏng, sẽ rất có lợi nếu giám sát hoạt động của mạng trên mỗi luồng, mỗi nút mạng hay tổng quát hơn là trên một số các tiêu chí tổng hợp. Việc giám sát có thể được trợ giúp bởi giao diện đồ họa.

Kết quả giám sát có thể ghi vào các file nhằm tạo ra các dữ liệu để so sánh về sau hay chạy lại mô phỏng phục vụ mục đích nghiên cứu các hoạt đã xảy ra.

Module cho các giao thức OSI, các mô hình di động và truyền lan sóng vô tuyến

Các module OSI rất đáng chú ý: Các giao thức định tuyến ở lớp mạng, hoạt động ổn định của lớp MAC, lới vật lí và lớp đường truyền (link). Tại lớp ứng dụng hay lớp phiên, có lẽ chỉ cần ứng dụng kiểu FTP là đủ. Tại lớp vận chuyển, cẩn hỗ trợ TCP và UDP.

Sẽ có lợi nếu chương trình mô phỏng có module di động bởi nghiên cứu so sánh sẽ dễ hơn do các nhà nghiên cứu khác hiện cũng đang có xu hướng sử dụng module này. Truyền lan sóng vô tuyến trong các chương trình mô phỏng thường được thực hiện trực tiếp dựa trên các kết quả chuẩn từ các nghiên cứu về điện từ. Một mô hình truyền lan sóng vô tuyến chính xác cần xem xét đến yếu tố hình thái và những đặc tính vật lý của môi trường.

Các chương trình mô phỏng phải có một kiến trúc module thực sự mở mà trong đó, các thành phần có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai trạng thái bật tắt, các mô hình hiện thời có thể được thay thế hay chỉnh sửa, và kiến trúc module này có thể bổ sung cả các mô hình mới.

Khả năng mở rộng cũng là một vấn đề quan trọng. Về nguyên lí, tất cả các chương trình mô phỏng đều cho phép thêm nhiều nút mạng để tăng tải tính toán của các mẫu lưu lượng và các mặt động của mạng (các thành phần di động, các nút mạng đang xuất hiện/ biến mất, các đường bị lỗi vân vân). Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ một vài chương trình mô phỏng là cân đối tốt giữa các chỉ tiêu trên, do đó, cần nhận ra các hạn chế của các chương trình mô phỏng này.

Tính khả dụng rộng rãi

Thiết kế phần mềm của một chương trình mô phỏng cũng như là các công cụ lập trình dùng trong chương trình mô phỏng đó có tác động lớn đến tính khả dụng của nó.

Lợi ích của giao diện đồ họa có thể tăng tốc thao tác trên chương trình mô phỏng và do đó được coi là một ưu điểm.

Cuối cùng, chất lượng chung của các tài liệu sẵn có và hỗ trợ về kĩ thuật cũng là các yếu tố quan trọng để có thể học cách sử dụng và điều khiển chương trình mô phỏng đó một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Mức độ cộng đồng mạng chấp nhận một chương trình mô phỏng

Việc chọn lựa một chương trình mô phỏng được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận bởi cộng đồng mạng cho phép tạo ra các kết quả dễ so sánh với các kết quả được trình bày trong các tài liệu đã có, và ở khía cạnh nào đó, các kết quả này cũng dễ được giới khoa học chấp nhận hơn.

Loại bản quyền phần mềm

Rõ ràng là theo lí thuyết thì các chương trình mô phỏng miễn phí luôn tiện lợi hơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét, lựa chọn các chương trình mô phỏng thương mại nếu chúng có nhiều ưu điểm chiến lược hơn các chương trình mô phỏng miễn phí.

OPNET, GloMoSim/QualNet, NS-2 và OMNeT++ được xem như các ứng cử viên sáng giá nhất. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ thảo luận về các đặc điểm chính của mỗi phần mềm trên ở cả mức độ tổng quát và trên từng quan điểm về các tiêu chí lựa chọn ở bảng 1.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)