3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.
4.3.2 Mô hình hoá các thành phần hệ thống
Các hệ thống máy tính bao gồm phần cứng và phần mềm. Ngoài ra còn có hệ điều hành quản lý việc truy cập vào các thành phần này; nó đại diện cho cơ chế điều khiển nhằm đảm bảo sự chính xác và tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống. Trong một mô hình mô phỏng hệ thống như vậy, tất cả các thành phần quan trọng, cũng như các quy luật điều khiển truy cập vào chúng, phải được đặc tả chính xác nếu muốn đạt được sự đánh giá đúng về đáp ứng của hệ thống.
Các thành phần phần cứng. Phần cứng quan trọng nhất của một hệ thống máy tính là CPU và các thiết bị ngoại vi. Bộ nhớ chính là điểm then chốt cho hoạt động của hệ thống, nhưng trong hầu hết các hệ thống hiện đại, bộ nhớ chính không lớn lắm và thường không phải là thành phần chính để xác định khả năng đáp ứng của hệ thống. Tuy nhiên, việc kết hợp hoạt động của bộ nhớ chính ra vào một mô hình thường không phải là một nhiệm vụ khó. Và một phần quan trọng nữa thường hay bị bỏ qua đó là việc liên nối giữa các phần cứng (gọi là bus), thường được dùng để kiên kết CPU và các thiết bị vào/ra với bộ nhớ chính. Việc mô hình hoá các thành phần phần cứng này là hiển nhiên vì chúng đại diện cho các nguồn tài nguyên tĩnh. Vấn đề ở đây là phải mô hình hoá một cách chính xác các loại truy nhập song song và nối tiếp có thể có đối với tất cả các thành phần trên.
Các thành phần phần mềm. Các thành phần phần mềm có thể khó đặc tả hơn. Ví như, một thành phần phần mềm có thể là một chuỗi dài các hành động và các quy luật hoạt động phức tạp. Thêm vào đó, một số thành phần được cấp bởi một nhà cung cấp thứ 3, và hoạt động nội tại của chúng sẽ không được phơi bày trong các bộ mô hình hoá hệ thống.
Có một lớp của thành phần phần mềm được tìm thấy trong các hệ thống bao gồm tất cả các dịch vụ cung cấp cho các chương trình người dùng. Môt ví dụ là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS- database management system). Rất nhiều các ứng dụng trong một hệ thống yêu cầu dịch vụ từ DBMS. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn về số lượng những yêu cầu mà DBMS có thể nắm giữ một cách đồng thời. Cũng chính vì thế một server có thể bị giới hạn về khả năng đáp ứng các công việc mà phải đòi hỏi truy cập dữ liệu thông qua DBMS. Các thành phần phần mềm khác có thể tác động đến khả năng đáp ứng trong một hệ thống máy tính bao gồm các bộ giám sát quá trình giao dịch, các hệ thống truy cập mạng và các server tập tin từ xa.
Nếu một thành phần mạng được xác định có thể là một nút thắt cổ chai về đáp ứng trong một hệ thống sẽ được mô hình hoá, thì một nổ lực đặc biệt có thể được yêu cầu để đảm bảo rằng một biểu diễn đặc trưng của các thành phần là có giá trị. Ví dụ, nếu một DBMS thương mại là một thành phần quan trọng trong một hệ thống, việc mô hình hệ thống có thể đòi hỏi một mô hình mô phỏng của DBMS. Để kết hợp thành phần này vào hệ thống, bộ mô hình hoá phải thực hiện các bước sau:
Thực hiện một vài nghiên cứu đo lường hộp đen, để suy ra các đặc tính của DBMS Đạt được một mô hình mô phỏng tiền tiền cấu trúc của DBMS.
Một khía cạnh khác của các thành phần phần mềm trong một mô hình là sự quan trọng của các tập quy luật về quản lý và điều khiển được cung cấp bởi các thành phần khác. Các quy luật và quy tắc có trong hệ điều hành (có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống) cũng như có trong các thành phần đã đề cập trên. Chúng đặc tả sự ưu tiên, các quy tắc lên lịch, quản lý các nguồn tài nguyên, và các quy tắc thoả thuận với sự xung đột và quá tải (ví dụ, chiều dài hàng đợi tối đa tại các thiết bị vào/ra). Phụ thuộc vào mức độ chi tiết trong mô hình, các quy luật này có thể là một thành phần quan trọng trong sự phát triển của một mô hình hệ thống chính xác.