Các nguồn tài nguyên và những thực thể

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 63 - 64)

3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.

4.2.2 Các nguồn tài nguyên và những thực thể

Như đã đề cập ở trên, các mô hình mô phỏng chủ yếu bao gồm những thực thể (các quá trình, những khách hàng, các thông điệp, những giao dịch, v.v.) và những nguồn tài nguyên (bộ vi xử lý, bộ nhớ, bus đường truyền, các liên kết giao tiếp, v.v).

Trong các mô hình này, có một vài kiểu thực thể khác nhau mà cũng có thế có các mẫu đa dạng của từng kiểu thực thể, chúng hoạt động ở những điểm trùng nhau và khác nhau trong thời điểm được mô phỏng.Trong nhiều trường hợp, những thực thể đó đang cạnh tranh để giành được một số nguồn tài nguyên của mô hình hệ thống. Ví dụ, trong mô hình hệ thống máy tính, một vài nhiệm vụ mô phỏng có thể cạnh tranh nguồn tài nguyên của CPU.

Tương tự như vậy, có rất nhiều kiểu tài nguyên trong một mô hình hệ thống. Chúng có thể được chia ra làm 2 loại chính : (1) các nguồn chủ động và (2) các nguồn bị động. Nét đặc thù của chúng phụ thuộc vào việc những kiểu thực thể làm gì sau khi nắm giữ việc truy cập vào một thành phần của nguồn tài nguyên. Một thành phần của một nguồn tài nguyên chủ động thường được dùng hoặc bị nắm giữ trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó được giải phóng. Còn một nguồn tài

nguyên bị động thì bị nắm giữ bởi một thực thể; lúc này thực thể xử lý để đáp ứng các hoạt động khác, bao gồm cả việc giành lấy truy cập đến các nguồn tài nguyên khác.

Những ví dụ về các nguồn tài nguyên chủ động trong một hệ thống máy tính bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm, ổ đĩa cứng, và các bộ điều khiển. Những ví dụ về nguồn tài nguyên thụ động bao gồm bộ nhớ chính và các bus đường truyền. Trong một mạng truyền thông, nếu các bộ vi xử lý thông điệp và các đường truyền liên nút mạng có thể được xem như là các nguồn tài nguyên chủ động, các bộ đệm sẽ là những ví dụ về nguồn tài nguyên bị động.

Các thực thể của các mô hình mạng này phụ thuộc vào các cấp độ của mô hình. Với mô hình mạng mức cao của một hệ thống máy tính, các thực thể có thể là các chương trình hoặc là các giao dịch. Trong mô hình mạng truyền thông, các thực thể đó có thể là những thông điệp. Đối với mô hình hệ thống máy tính ở mức thấp, những thành phần có thể là những chỉ dẫn tính toán độc lập, các yêu cầu xuất nhập dữ liệu, và sự truyền dữ liệu đến và đi từ bộ nhớ chính. Ở một mô hình mức thấp hơn của mạng truyền thông, các thực thể có thể là các gói hoặc tế bào dữ liệu.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)