Quy định dịch vụ đối với các bộ nhớ đệm, các kênh và bộ chuyển mạch.

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 71 - 73)

3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.

4.4.3 Quy định dịch vụ đối với các bộ nhớ đệm, các kênh và bộ chuyển mạch.

Hoạt động của hệ thống truyền thông có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc lựa chọn các quy định dịch vụ. các quy định dịch vụ có thể thay đổi về mức độ đơn giản của việc thực hiện ( phụ thuộc vào việc lựa chọn các công cụ và thư viện) và trong hoạt động tính toán trong thời gian mô phỏng. Việc cân bằng các yếu tố kỹ thuật có thể chống lại việc áp dụng các quy định dịch vụ tối ưu về mặt lý thuyết, hoặc trong thời gian mô phỏng hoặc trong việc thiết kế mạng thực tế.

Hình 4.2: Các topology logic và topology vật lý của mạng lưới

Một số quy định dịch vụ phổ biến có thể áp dụng cho các bộ nhớ đệm truyền thông: - First come, first served (FCFS), c ũng gọi là First in, first out (FIFO)

- Thứ tự ưu tiên, dựa trên việc ưu tiên thông điệp đơn giản hoạc trên các thuộc tính của thông điệp (vd thời gian hình thành hay một số tham số chất lượng dịch vụ (QoS)liên quan đến thông điệp, kênh hay đích)

- Thứ tự ngẫu nhiên, có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên(phân phối đồng bộ) hoặc thiên về các thuộc tính của thông điệp hoặc thời gian chờ)

Điều quan trọng là FCFS là một trường hợp đặc biệt của thứ tự ưu tiên, quy định này ưu tiên thời gian chờ. Tương tự, thứ tự ưu tiện cũng có thể coi là một trường hợp đăc biệt của thứ tự tiền định, ngược lại với thứ tự ngẫu nhiên. Các kiến trúc sư của hệ thống truyền thông cũng quan tâm đến việc lựa chọn các thứ tự dịch vụ làm tối ưu các trị số mạng. do cả hoạt động của mạng và các chi phí cho mạng đều là các lượng đa chiều, thông số kỹ thuật của một trị số phù hợp không phải đơn giản ( đơn chiều)

Trong một số trường hợp, có một số thứ tự dịch vụ được chứng minh là tối ưu cho một mục tiêu thiết kế nhất định, và thường thì người ta mong muốn mô phỏng được hoạt động của các thứ tự tối ưu và không tối ưu. Điều này đặc biệt đúng nếu như chi phí hay mức độ phức tạp của việc áp dụng thứ tự tối ưu là cao.

Đối với việc quản lý bộ nhớ đệm, chúng ta cần xem xét (1) gửi thông điệp tới bộ nhớ đệm, (2) sự ghi nhớ thông điệp tại bộ nhớ đệm, và (3) sự chuyển thông điệp ra khỏi bộ nhớ đệm (một cách bình thường hoặc không bình thường)

Việc chuyển thông điệp tới bộ nhớ đệm có thể phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của bộ nhớ đệm (ví dụ.trọn vẹn hay không chọn vẹn, việc ưu tiên các thông điệp đang trong vùng đêm hay các thông điệp sắp được chuyển đến bộ nhớ đệm, vv) và các thuộc tính của các thông điệp sắp chuyển đến bộ nhớ đệm. Việc ghi nhớ các thông điệp có thể bao gồm việc sắp xếp lại nội dung bộ nhớ đệm dựa trên các tham số động, bao gồm thời gian chờ của các thông điệp đang trong bộ nhớ đệm. việc chuyển thông điệp ra khỏi bộ nhớ đệm có thể xuất hiện một các bình thường như khi thông điệp được thực hiện hoặc bất bình thường như khi thông điệp bị từ chối do quá hạn dịch vụ, quyền ưu tiên của thông điệp, hay bất cứ yếu tố gì.

Thông thường, các bộ nhớ đệm được sử dụng kết hợp với các bộ chuyển mạch để lưu trữ các thông điệp trong quá trình chuyển các thông điệp này từ một kênh đến tới một hoặc nhiều kênh đi. Những điều cản trở và sự phức tạp liên quan đến việc chuyển mạch thông điệp có thể có ảnh hưởng lớn đến chiến lược quản lý bộ nhớ đệm. các bộ nhớ đệm có thể được sử dụng ở các cổng đầu vào(input- bufered switch), các cổng đầu ra( output-bufered switch), cả đầu vào và đầu ra của bộ chuyển mạch, hay ở bất cứ giai đoạn trung gian nào trong chuyển mạch nhiều giai đoạn.

Phụ lục : So sánh, đánh giá và lựa chọn chương trình mô phỏng mạng

Tác giả: Tổng hợp từ nhiều nguồn

Dịch thuật: Tô Thành Công, Hà Tất Thành Biên tập: Vũ Thúy Vân

Một phần của tài liệu Phần 1: Lý thuyết chung về mô phỏng mạng và đánh giá hiệu năng ppsx (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)