3. Cấu trúc cây: Các cấu trúc dữ liệu hình cây cũng được sử dụng trong phương pháp mô phỏng các tập sự kiện Thường là các cây nhị phân do đó thời gian tìm kiếm n sự kiện là log2n.
4.4.2 Mạng và giao thức mạng
Mô hình mạng là nửa còn lại của vấn đề, nó cùng với mô hình tải cấu tạo nên mô hình của cả hệ thống truyền thông. Mạng thường được thể hiện là các biểu đồ với các nút, và liên kết. các liên kết nhiều điểm hay các bus có thể coi là các liên kết trong các mạng siêu biểu đồ. Thông thường, các nút đầu cuối là các nút nguồn và các nút đích, còn các nút khác là các nút chuyển mạch và nút định tuyến. cấu trúc biểu đồ này trở nên phức tạp hơn khi tính đến cả các giao thức mạng, đăc biệt khi tính đến việc phân lớp phần mềm như trong các cấu trúc mạng ngày nay.
Hình 4.1 Các topology thông thường của mạng lưới
Mô hình tương kết của các nút mạng và liên kết mạng cấu tạo nên topo mạng. viêc thiết kế các topo mạng phức tạp và đặc biệt bao gồm thời gian thiết kế và thời gian mô phỏng có thể sẽ rất đắt, nhưng không phải lúc nào cũng tránh đươc. Các topo mạng đơn giản và bình thường thường thấy được thể hiện trong hình 20.1.
Không cần thiết có sự phân biệt giữa topo mạng logic và topo mạng vật lý. Như ví dụ trong hình 20.2a, một mạng logic vòng có thể được thiết kế như một mạng vật lý vòng, chuỗi tuần tự ( xen kẽ hoặc không xen kẽ) hay mạng sao. Mạng token ring phổ biến thường được xem là mạng hình sao, vì thiết kế vật lý mạng này theo kiểu vòng sẽ cồng kềnh và dễ sai sót.
Sự khác nhau giữa topo vật lý và topo logic có thể có hoặc không có ý nghĩa. Nếu sự trì hoãn tín hiệu truyền là quan trọng thì topo vật lý cần phải được chú ý trong mô hình mạng. ví dụ trong mạng ethernet thiết kế theo kiểu bus, sự tác động của các va chạm nhóm bị ảnh hưởng bởi vị trí tương đối và sự phân tách các nút trên đường truyền và bởi cả quá trì hoãn tín hiệu giữa các đầu nút.