Viêm VA

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ viêm v.a quá phát có chỉ định phẫu thuật (Trang 35 - 39)

Biểu hiện lâm sàng của viêm VA ở trẻ em gồm có: - Viêm VA cấp.

- Viêm VA mạn tính biểu hiện dưới 2 thể viêm tái hồi hoặc viêm kéo dài

1.6.2.1.Viêm VA cấp

Là bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 – 7 tuổi và tổn thương chủ yếu là viêm cấp tính niêm mạc họng mũi bao gồm mô lympho họng mũi (VA).

Bệnh thường gặp vì theo sinh lý bình thường, không khí thở vào phải đi từ mũi qua họng vào đường hô hấp dưới và các vi rút hô hấp, vi khuẩn có trong không khí đi theo vào đồng thời ở trẻ nhỏ đang lớn lên quá trình học tập miễn dịch và thích nghi nên hàng rào miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi khi tiếp xúc với một loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh, với một loại kháng nguyên lạ lớp biểu mô lympho họng mũi dễ bị tổn thương và xuất hiện tình trạng viêm cấp tính.

+ Triệu chứng toàn thân:

- Sốt đột ngột: là triệu chứng thường gặp, nhưng ít khi sốt cao trên 390, giảm sau 2 – 3 ngày. Trẻ mệt mỏi, kém chơi, bỏăn, có thể sốt cao, nôn trớ, ỉa chảy.

- Ngạt tắc mũi: là triệu chứng có sớm. Ngạt mũi ngày càng tăng, cả 2 bên làm trẻ há mồm để thở, thở có tiếng khụt khịt. Dễ bị sặc khi ăn, uống, bú, ngủ không được.

- Chảy mũi nhày: màu trắng, đục, chảy nhiều cả mũi trước và mũi sau dễ gây cơn ho, sặc

+ Triệu chứng thực thể:

- Mũi: hốc mũi, khe dưới, sàn mũi đầy mủ nhày. Niêm mạc nề đỏ. Cuốn dưới cương to nhưng co hồi tốt.

- Ở trẻ lớn nếu soi được mũi sau sẽ thấy vòm nhiều mủ nhày bám, VA sùi to, mặt và các khe đầy mủ bám.

- Khám họng thấy chất nhày chảy từ họng mũi xuống, bám ở thành sau họng miệng, ở phần dưới màn hầu và giữa 2 amidan.

- Soi tai: màng nhĩ xung huyết, không có dấu hiệu phồng, ứ dịch hoặc thấy màng nhĩđục mất tam giác sáng, hơi lõm vào.

- Thường sưng hạch dưới góc hàm 2 bên.

- Bệnh thông thường sẽ giảm trong vòng 4 – 5 ngày, nếu sau 48h vẫn còn sốt cao, không có xu hướng giảm cần kiểm soát biến chứng.

1.6.2.2. Viêm VA mạn tính: biểu hiện dưới 2 thể:

- Viêm VA tái hồi: là nhiều đợt viêm họng mũi cấp tính liên tiếp trong năm. - Viêm VA kéo dài: biểu hiện đợt viêm họng mũi kéo dài trên 4 tuần.

Viêm VA mạn tính xảy ra nhiều hơn ở các cháu ở trong tập thể thường tiếp xúc với nhau như các lớp học nhà trẻ, mẫu giáo. Khi VA bị nhiều đợt viêm cấp, thường xuyên bị kích thích sẽ trở nên quá phát.

- Ngoài đợt viêm cấp trẻ không có biểu hiện gì khác thường nhưng là một trẻ hay ốm 5 ngày 3 tật.

- Trẻ thường chậm biết nói, nói ngọng kéo dài, lơ đễnh, kém phát triển trí tuệ, có bộ mặt VA: miệng luôn há, mũi tẹt, trán dô, khẩu cái cong lên và hàm răng vẩu, vẻ mặt kém tinh anh. Là hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt trẻ đang phát triển.

+ Triệu chứng cơ năng:

- Chảy mũi thường xuyên: là triệu chứng chính, chảy mũi nhầy, có mủ. Loét cửa mũi do chảy mũi kéo dài.

- Ngạt mũi, khó thở là do VA to che lấp cửa mũi sau gây ngạt tắc thường xuyên, tăng về đêm. Khi ngủ trẻ khụt khịt rõ, há mồm để thở, ngủ không sâu, giấc ngủ không kéo dài.

- Khi bú, ăn dễ bị sặc hay nôn trớ.

- Nghe kém: do bán tắc hay tắc vòi nhĩ hoàn toàn.

- Tam chứng bít tắc xuất hiện ngày càng rõ rệt: thở miệng, ngủ ngáy và rối loạn phát âm theo kiểu giọng mũi kín. Có thể xuất hiện ngừng thở trong ngủ. Do phát âm giọng mũi kín mà tiếng nói của trẻ khó hiểu, nhiều từ không được rõ ràng.

+ Triệu chứng thực thể:

- Soi mũi trước: có dịch nhày hoặc mủ, niêm mặc nhợt nhẹ, không viêm nề. Nhìn dọc sàn mũi ra sau có thể thấy khối VA sùi, hồng nhạt mềm.

- Soi mũi sau qua gương hay nội soi: có thể đánh giá hình dạng, kích thước của VA. Chỉ thực hiện được ở trẻ lớn, ít phản xạ nôn ọe.

- Sờ vòm: có cảm giác chạm vào khối mềm, vòm bị che lấp 1 phần - Khám họng: thành sau họng thường không nhẵn, có các hạt lym pho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khám tai: thường thấy màng nhĩ đục, mất bóng sáng, hơi lõm do vòi nhĩ thường xuyên không thông thoáng.

Diễn biến: trẻ có VA quá phát thường hay bị viêm VA đợt cấp, dễ bị viêm đường hô hấp dưới.

Nếu VA quá to và để kéo dài, trẻ có bộ mặt VA: mũi hếch, gẫy, môi dày, luôn hở miệng, hàm trên vẩu, hàm dưới lẹm, hàm ếch lõm cao lên trên.

Ở người lớn nếu còn VA thì có thể gây nhức đầu, ngủ hay mê sảng, ngáy to.

Hình 1.13: VA quá phát, đầy mủ bám, che lấp cửa mũi sau, SBA 3064

Hình 1.14: Màng nhĩ dày đục, mất bóng sáng, lõm, SBA 8347

1.6.2.3. Điều trị

- Giữ ấm cho trẻ

- Tại chỗ: Hút, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển dạng phun sương. Nhỏ thuốc nhỏ mũi có 2 thành phần co mạch và sát trùng.

- Toàn thân:

Giảm viêm, chống phù nề

Điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm sốt Nâng cao thể trạng

Kháng sinh phổ rộng (nếu có dấu hiệu bội nhiễm hoặc đe dọa có biến chứng).

- Nạo VA là phương pháp điều trị lựa chọn cho viêm VA mạn tính có biến chứng, viêm VA mạn tính quá phát bít tắc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ viêm v.a quá phát có chỉ định phẫu thuật (Trang 35 - 39)