* Viêm VA cấp: các đợt viêm VA cấp dễ đưa tới các biến chứng, nhất là ở trẻ nhỏ, yếu. Thường gặp:
- Viêm mũi – xoang cấp - Viêm họng, thanh quan cấp - Viêm khí – phế quản, viêm phổi
- Viêm tai giữa cấp: có thể xảy ra sau đợt viêm VA cấp. Viêm tai giữa cấp có thể mưng mủ hòm tai và sau đó gây thủng màng nhĩ, chảy tai.
- Áp xe thành sau họng.
* Viêm VA mạn tính ở trẻ em thường kèm theo viêm VA quá phát bít tắc. Các biến chứng có thể xảy ra tại chỗ ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận là tai giữa, xoang, khoang sau họng hoặc biến chứng xa ảnh hưởng chủ yếu đến thanh quản hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển đặc biệt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khối sọ mặt của trẻ (bộ mặt VA).
a. Viêm tai giữa: VA quá phát thường là nguyên nhân cơ bản gây viêm tai thanh dịch và viêm tai giữa mủ nhày.
Viêm tai giữa thanh dịch: Viêm VA gây nên rối loạn chức năng vòi và đó là một trong những nguyên nhân cơ bản của VTTD. Rối loạn chức năng vòi ở đây bao gồm tắc vòi cơ học (do VA quá phát ép từ ngoài vào thành vòi nhĩ) và mở vòi bất thường (do viêm thứ phát quanh vòi hoặc do ép lên thành vòi).
b. Viêm họng, thanh quản, viêm phế quản: là biến chứng thường gặp. Trẻ có VA rất hay bị viêm khí – phế quản, viêm phổi, đặc biệt lưu ý tới viêm khí – phế quản thể giống hen ở trẻ em, viêm thanh quản co thắt ở trẻ nhỏ.
c. Viêm mũi xoang: có thể gây viêm xoang cấp, mạn tính. Với trẻ nhỏ rất thường gặp viêm mũi xuất tiết, viêm mũi mủ nhày kéo dài.
d. Áp xe thành sau họng: ít gặp nhưng nguy hiểm. Do viêm tấy hạch Gilete ở trẻ nhỏ.
e. Tiêu hóa: trẻ có VA thường hay bị rối loạn tiêu hóa, dễ bị sặc, nôn trớ, ăn uống chậm, lười ăn.
f. Cơn tắc, ngừng thở ngắn khi ngủ.
g. Toàn thân: VA bị viêm thường xuyên, VA quá phát gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ.
- Phát triển thể trạng kém: trẻ thường chậm lớn, có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, trẻ có bộ mặt VA.
- Phát triển trí tuệ: trẻ thường chậm chạp, ngễnh ngãng, lỡ đễnh, thiếu tập trung, phát âm khó hiểu (do rối loạn giọng mũi lâu ngày) do đó thường kém thông minh, lười học.