Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực vào cơ quan hành chính Nhà nước của TP. Hồ Chí Minh (Trang 53 - 59)

II. CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC VÀO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TP HỒ CHÍ MINH

1.Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Trung ương có phòng, ban về công tác nhân tài. Các tỉnh còn có tổ công tác nhân tài.

Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Đặng Tiếu Bình đã đề ra khẩu hiệu “Tôn trọng trí thức, tôn trọng tài năng, kế sách trăm năm, chấn hưng đất nước”. Năm 2004, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ Viện nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung hoa đã ra quyết định “Thực hiện chiến lược nhân tài, chấn hưng đất nước”. Trung Quốc đã xây dựng cả một Cục nhân tài của Trung ương, mỗi bộ có các thứ trưởng chuyên trách công việc tuyển chọn nhân tài.

Trong bài phát biểu tại hội nghị phát triển nguồn nhân tài Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh tháng 12/2003, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói: "Trung Quốc cần nắm vững thời cơ, thực hiện chiến lược cường quốc nhân tài". Tổng bí thư nhấn mạnh: "kiên trì cải cách theo hướng thị trường điều phối nguồn nhân tài". Đầu năm 2004, Trung Quốc đã thông qua “Chiến lược phát triển dựa trên nguồn vốn con người” với mục tiêu phát huy vị thế của Trung Quốc dựa trên nền tảng tri thức. Từ năm 2000, các chính sách khuyến

khích của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các nhà khoa học đào tạo ở nước ngoài trở về.

Những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc mới đây đã thông qua “Chiến lược cải tổ Trung Quốc bằng nguồn nhân lực” với mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh của nền giáo dục tri thức lên tầm quốc tế. Nhờ động lực từ chính sách khuyến khích của chính phủ, từ năm 2000, Trung Quốc đã và đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các trí thức đào tạo ở nước ngoài trở về nước. Những trí thức này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo then chốt trong giới chính trị và nghiên cứu của Trung Quốc.

Năm 1998, Chủ tịch Giang Trạch Dân phát biểu: “Trung Quốc nên xây dựng một số trường đại học có đẳng cấp quốc tế”. Năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã phát biểu: “Trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ không tập trung vào thu hút nguồn vốn tài chính nữa mà thay vào đó là nguồn nhân lực và công nghệ của thế giới.” Ngay sau khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã triệu tập một cuộc họp Bộ chính trị phát triển nội dung trọng tâm là nguồn nhân lực của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tập hợp mọi nguồn lực kinh tế vào “3 mối liên kết chính” của nguồn nhân lực, đó là: đào tạo, tuyển dụng và phát huy tốt nhất nguồn tài năng.

So sánh đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc và các nước

Trung Quốc hiện nay chi tiêu khoảng 2,5% GDP cho giáo dục trong khi đó 30% cho các hoạt động sản xuất. So với các nước khác thì tỷ trọng đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc thấp hơn so với các nước khác. Số liệu này đối với Hoa Kỳ là 5,4% và 17%; ở Hàn Quốc 3,7% và 30%.

(Nguồn: James J. Heckman. 2002).

Vấn đề tuyển dụng các trí thức đã đào tạo ở nước ngoài hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược “Phát triển dựa trên nguồn vốn con người”. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình đi những bước đầu tiên bằng quyết định gửi một số lượng lớn các nghiên cứu viên và trí thức đi tu nghiệp ở nước ngoài vào năm 1978, đến nay, đã có khoảng 700.200 người học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó, phần lớn là được cử đi học tại Mỹ. Trước đây, phần lớn

làn sóng hồi hương của các trí thức này tăng mạnh. Đến cuối năm 2003, đã có khoảng 172.800 trí thức và nghiên cứu viên tốt nghiệp, quay trở lại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Nhóm trí thức hồi hương này hiện nay đang nổi lên thành tầng lớp tinh hoa trong xã hội Trung Quốc và được gọi hình ảnh bằng một Hoa ngữ mới, “haiguipai” (hải ngoại phái). Mới đây, trên tờ Tân Hoa Xã đã viết rằng, các haiguipai này đã chuyển từ “im lặng” sang “trở nên chính chắn” với tư cách là lớp chính trị gia sắc sảo và dứt khoát của Trung Quốc. Những nỗ lực sau ¼ thế kỷ gửi những người con ưu tú nhất học tập tại nước ngoài giờ đây đã đến ngày hái quả.

Hơn 50% cán bộ làm việc trong các trường, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ giáo dục đã từng tu nghiệp ở nước ngoài. Hơn nữa, 81% cán bộ của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), 54% cán bộ của Viện Công trình Kỹ thuật Trung Quốc và 71% cán bộ phụ trách các dự án nghiên cứu công nghệ quốc gia là những người đã học tập ở nước ngoài, nay đã hồi hương.

Cùng với sự hiện diện ở khắp mọi nơi trong giới lãnh đạo của ngành giáo dục, một vài năm qua, những người đã tiếp thu học vấn phương Tây còn nắm giữ vai trò then chốt trong rất nhiều lĩnh vực khác. Một số nhân vật điển hình bao gồm: Thứ trưởng Bộ Thương mại Cao Phúc Thành (Tiến sỹ tại trường Paris), Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Lưu Minh Khang (MBA, Đại học London, 1987), Chánh án Toà án tối cao Vạn Nhị Hương (I.D, Đại học Yale, 1988) và thị trưởng Thẩm Dương Lý Hồng Trọng (MBA, Đại học Havard, 1997). Sự hiện diện của giới trí thức Tây học này đang trở thành những trụ cột trong công cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới của Trung Quốc sẽ diễn ra trong vòng 1 thập kỷ tới.

Chính sách ưu tiên cho trí thức hồi hương:

Năm 1992, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một chính sách hướng dẫn về vấn đề học tập ở nước ngoài: “hỗ trợ tất cả các sinh viên muốn học tập ở nước ngoài, khuyến khích họ về quê hương cũng như cho phép họ đi lại một cách dễ dàng”. Những năm sau này, Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất dự án 211. Dự án hỗ trợ cho 100 Viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc cơ sở vật chất và điều kiện làm việc để có thể đáp ứng “tiêu chuẩn quốc tế” trong giảng dạy và nghiên

cứu học thuật tới đầu thế kỷ 21. Từ năm 1996 đến năm 2002, Chính phủ đã dành 18.4 tỷ nhân dân tệ cho “quỹ sáng kiến” để giúp dự án vận hành. Khoản tiền này là khoản đầu tư cho giáo dục lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Thêm vào đó, từ giữa những năm 1990, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng 3 chương trình, với mục tiêu tuyển dụng trí thức cao cấp người Trung Quốc đã từng sống và làm việc tại nước ngoài. Chương trình đầu tiên có tên: Chương trình 100 Trí thức. Như tên gọi của nó, Chương trình được lập ra với mục tiêu tuyển dụng 100 trí thức đã được đào tạo ở nước ngoài, trở về làm việc cho Viện khoa học Trung Quốc (CAS). Chương trình này đã cải thiện đáng kể công tác trao đổi học thuật giữa CAS và các trung tâm nghiên cứu quốc tế.

Chương trình thứ hai mang tên Kế hoạch Ánh nắng Mùa xuân, hỗ trợ ngắn hạn (6-12 tháng) tạo điều kiện cho những công dân Trung Quốc đã có bằng tiến sỹ trong nước có điều kiện làm việc tại các Viện nghiên cứu quốc tế. Những công dân này ngoài những ưu đãi như được hưởng mức lương cao, cấp nhà ở miễn phí, được thanh toán toàn bộ chi phí đi lại, mà còn được đóng bảo hiểm trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, kể từ khi thực hiện chương trình từ năm 1996 đến nay, đã có khoảng 7.000 tiến sỹ được cấp kinh phí.

Chương trình thứ ba được gọi là Chương trình Trí thức Trường Giang. Nguồn học bổng cho Chương trình này do Tập đoàn Truờng Giang, đứng đầu là Chủ tịch Li Ka-shing tài trợ. Kể từ năm 1998, Bộ Giáo dục cấp giảng bổng Truờng Giang đặc biệt cho khoảng 500 giáo sư Trung Quốc. Mỗi giáo sư sẽ nhận được 1 khoản giảng bổng hàng năm trị giá 100.000 nhân dân tệ. Từ năm 1998 đến 2003, khoảng 537 trí thức, những người đã từng được tu nghiệp ở nước ngoài được nhận giảng bổng này, chiếm khoảng 93% trong tổng số những người được nhận. Hơn nữa, Li Ka-shing đã dành 10 triệu đô la Hồng Kông để thành lập Giải thưởng Trí thức Truờng Giang: 1 triệu nhân dân tệ dành cho người đoạt giải đầu tiên và 500.000 nhân dân tệ hàng năm cho những người dành giải tiếp theo.

Đáng chú ý là một số lượng lớn những người hồi hương là những sinh viên và trí thức đi học theo phương thức tự túc. Ví dụ, năm 2003, tổng số những người trở về là 20.100 người. Trong số đó, học bổng nhà nước là 2.638 người,

của các viện nghiên cứu là 4.292 người và 13.200 người là du học tự túc. Con số những du học sinh tự túc năm 2003 đã tăng khoảng 15% so với những năm trước đây. Trong đó, số du học sinh do Chính phủ tài trợ quay trở về tăng khoảng 7,4%.

Hiện nay, tổng số cán bộ chuyên môn của Trung Quốc có trên 60 triệu người. Từ năm 1978, Trung Quốc ban hành chính sách khuyến khích du học. Đến nay đã có trên 300.000 người ra đi, phần lớn đã là tiến sĩ, thạc sĩ, nhiều người trở thành chuyên gia giỏi cấp quốc tế. Số về nước cư trú đang đóng vai trò tích cực trong các cơ sở nghiên cứu và sản xuất kinh doanh; số cư trú ở nước ngoài thường xuyên về nước tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và xây dựng cơ sở trong các công viên lập nghiệp.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hằng năm số chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc lên đến 220.000 người. Nếu tính cả số chuyên gia đến từ Hong Kong, Macau, Đài Loan thì hằng năm lên đến 450.000 người. Tốc độ thu hút chuyên gia nước ngoài gắn liền với tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài và triển khai nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo của Trung Quốc.

Thi tuyển: Hiện nay, ở Trung Quốc tiêu chuẩn tuyển dụng nhân tài qua năng lực thực tế đang lấn át tiêu chuẩn bằng cấp. Xu thế tuyển dụng qua thi cử công khai và khoa học đang dần trở nên phổ biến. Như vừa qua ở tỉnh Hà Nam, bằng phương thức thi viết, vấn đáp, khảo sát, lấy ý kiến công khai đã tuyển được 41 phó giám đốc sở và hiệu trưởng các trường đại học trong số 3.067 ứng cử viên.

2. Hàn Quốc

Hàn quốc với ý chí chiến lược trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới trong những thập kỷ tới cho rằng, xây dựng một chính phủ tầm vóc hàng đầu phải là bước đi trước, làm nền tảng cho nền kinh tế và xã hội vươn tới mục tiêu này. Vì vậy, chính phủ Hàn quốc đặc biệt chú trọng nỗ lực cải cách, trọng dụng và thu hút tài năng vào đội ngũ khoảng 1.500 cán bộ trung cao (từ vụ trưởng trở lên), vì đây là cốt lõi của cả hệ thống công chức.

Trong tuyển dụng và đánh giá cán bộ, chính phủ Hàn quốc đã đưa ra nhiều biện pháp đặc sắc để thú hút và trọng dụng người tài, trong đó có “Tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn”, “Đánh giá định lượng”, và “Tuyển chọn công khai”.Trong biện pháp “Tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn”, Chính phủ Hàn quốc xây dựng hệ thống dữ liệu về nguồn cán bộ, trong đó các ứng viên ứng cử từ khu vực tư nhân chiếm trên 50%. Mọi người dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài có thể ứng cử để tham gia vào hồ sơ dữ liệu này (www.csc.go.kr/eng/csr/data/HRDBPS_english.doc) và chức vụ ứng cử có thể tới vị trí Bộ trưởng.

Đặc biệt, văn phòng tổng thống Hàn quốc Roh Moo-hyun lập một trang web với tên là “Samgochoryo” (“Tam cố thảo lư”, dựa theo tích Lưu Bị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp trong truyện Tam Quốc) để tiếp nhận tiến cử người tài của toàn xã hội vào các vị trí cao trong Chính phủ.

Trong biện pháp “Đánh giá định lượng”, chính phủ Hàn quốc tiếp tục truyền thống từ thời Chính quyền Park Chung Hy, theo đó chất lượng hoạt động của các cơ quan và các dự án được đánh giá rất khoa học và nghiêm ngặt. Trong thời kỳ 1962-1982, Chính phủ Hàn quốc lập Hội đồng các Giáo sư Đánh giá, gồm hơn 100 vị giáo sư có uy tín để định kỳ đánh giá kết quả hoạt động của các bộ ngành và dự án lớn.

Những năm gần đây, Chính phủ Hàn quốc còn áp dụng các phương pháp hiện đại thông dụng trên thế giới về quản lý định lượng theo kết quả; đặc biệt họ cũng chú trọng thăm dò sự thỏa mãn của nhân dân về chất lượng hoạt động của các bộ ngành. Các cán bộ trung cao cấp cũng chịu sự đánh giá định lượng theo đinh kỳ để biết rõ điểm mạnh, yếu của mình trong đáp ứng yêu cầu công tác.

Trong biện pháp “Tuyển chọn công khai”, chính phủ Hàn quốc yêu cầu các cơ quan Chính phủ thông báo rộng rãi trên trang web của mình và thông tin đại chúng nhu cầu tuyển dụng và mở rộng cửa đón nhận ứng viên từ mọi nguồn. Một điều khác rất đáng lưu tâm là Hàn quốc đang hợp tác chặt chẽ với Trung quốc và Nhật bản để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý cán bộ. Họ liên minh với nhau theo hiệp ước được ba bên kí kết với tên là “Sáng kiến Mạng lưới Quản lý Nhân sự Bắc Á” (Northeast Asia Personnel Administration Network). Hàn Quốc có chính sách ưu đãi, lôi kéo người tài ở

nước ngoài, ưu tiên, cấp hộ chiếu đặc biệt cho các nhà khoa học trẻ tuổi. (Trong số hơn 200 hộ chiếu vàng được Hàn Quốc cấp thì có 14 người Việt Nam).

Hàn Quốc và Đài Loan khuyến khích các nhà khoa học về nước bằng cách cho phép mọi người giữ nguyên quốc tịch nước ngoài, trả lương cao, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để họ yên tâm làm việc.

Kế hoạch của Chính phủ Hàn Quốc là sẽ tăng số lượng đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật từ 98.800 người năm 1993 lên 248.500 người vào năm 2010, trong đó 10% tổng số nhân tài nghiên cứu cấp tiến sĩ được bồi dưỡng thành nhân tài cấp cao có trình độ hàng đầu thế giới.

Hàn Quốc đã xây dựng Viện Nghiên cứu cao đẳng để thu hút nhân tài nước ngoài. Năm 2000, Nhà nước Hàn Quốc đã đầu tư 55,4 tỷ Wôn (1 Wôn tương đương khoảng 0,8 USD) dùng cho xây dựng công trình cơ sở và thiết bị nghiên cứu. Chính phủ Hàn Quốc còn ký hiệp định về phát triển nguồn nhân lực với các nước trên thế giới, mời các nhân tài quốc tế đến Hàn Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc còn áp dụng biện pháp thu hút lưu học sinh và cán bộ nghiên cứu sau tiến sĩ nước ngoài. Số lưu học sinh nước ngoài được Hàn Quốc cấp học bổng năm 1997 là 120 người, năm 1998 tăng lên 200 người, năm 1999 là 300 người và năm 2000 tăng lên 1.000 người. Lưu học sinh tự túc học phí từ 1.500 người năm 1995, đã tăng lên 9.000 người vào năm 2000.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực vào cơ quan hành chính Nhà nước của TP. Hồ Chí Minh (Trang 53 - 59)