II. CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC VÀO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TP HỒ CHÍ MINH
1. Chính sách
1.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Về đào tạo - bồi dưỡng, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu. Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005, kết quả đạt được như sau:
− Đối tượng và nội dung được đào tạo - bồi dưỡng
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Sở, ngành và tương đương (Giám đốc, Phó giám đốc, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương): 1.770 người, trong đó:
Lý luận chính trị
Quản lý NN
Chuyên môn nghiệp vụ
Ngoại
ngữ Vi tính
689 264 484 121 212
Các ngạch công chức hành chính (Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, cán bộ nguồn, dự bị,…): 15.409 người, trong đó:
Lý luận chính trị
Quản lý NN
Chuyên môn nghiệp vụ
Ngoại
ngữ Vi tính
Cán bộ, công chức Phường, xã, thị trấn (Cán bộ bầu cử chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách): 23.695 người, trong đó:
Lý luận chính trị Quản lý NN Chuyên môn nghiệp vụ Ngoại ngữ Vi tính 3.767 2.664 15.869 404 991
− Hình thức đào tạo - bồi dưỡng
Đào tạo - bồi dưỡng trong nước: 95.850 lượt người, trong đó:
• Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Sở, ngành và tương đương (Giám đốc, Phó giám đốc, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương): 1.770 người;
• Các ngạch công chức hành chính (Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, cán bộ nguồn, dự bị,…): 15.409 người;
• Cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn ( Cán bộ bầu cử chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ): 23.695 người;
• Đào tạo - bồi dưỡng ở nước ngoài: 17.019 người;
• Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành và tương đương: 10.700 người;
• Các ngạch công chức hành chính: 3.395 người.
Ngoài ra, riêng ở Thành phố, Thành ủy đã phối hợp với Sở Nội vụ thực
hiện nhiều chương trình, chính sách đào tạo - bồi dưỡng bằng kinh phí và quy hoạch của TP, như:
• Cử 207 cán bộ - công chức thuộc diện quy hoạch của Thành ủy đi đào tạo chuyên môn ở nước ngoài theo chương trình 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ của Thành phố;
• Tổ chức 7 khoá và đã cử 199 cán bộ đương nhiệm, cán bộ dự bị và cán bộ - công chức trẻ diện quy hoạch do Thành ủy quản lý đi đào tạo tiếng Anh ở nước ngoài (Úc, Singapore, NewZealand);
Như vậy, có thể nói, so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Tp. Hồ Chí
Minh thực hiện khá tốt chính sách đào tạo - bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, công chức. Đây là yếu tố quan trọng để có thể thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, có ý chí, nhu cầu học hỏi, thăng tiến.
Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa có chiến lược cụ thể, do đó thiếu tính
chủ động. Trên 70% là thực hiện theo yêu cầu của Trung ương, cũng như khi có sự liên hệ của đối tác liên kết đào tạo. Thiết nghĩ, trong bối cảnh hội nhập ngày nay, Thành phố cần chủ động hơn trong công tác đào tạo - bồi dưỡng. Tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy, tức là đào tạo có định hướng, nghiên cứu, “đón đầu” các khả năng, chứ không phải “xuất hiện sự cần” mới đưa đi đào tạo. Đào tạo - bồi dưỡng cần đi trước một bước.