Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhồi máu não ở người trưởng thành dưới 50 tuổi (Trang 32 - 34)

1.5.1.1. Bnh lý mch máu ln:

- Xơ vữa động mạch thường gặp nhất khi trên 50 tuổi, nếu có đái tháo

đường hoặc tăng huyết áp hay nghiện thuốc lá thì xơ vữa động mạch có thể

gặp ở tuổi dưới 50. Hậu quả của xơ vữa động mạch là gây hẹp động mạch não và có thể gây lấp mạch từ mảng xơ vữa của các động mạch lớn. Theo nghiên cứu của Syed NA chiếm khoảng 26,9% [16], [18], theo Lê Văn Thính 19%, biểu hiện của xơ vữa mạch là tăng cholesterol và mảng xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ [18].

- Bệnh lý mạch máu lớn còn do các nguyên nhân khác như [42], [43]: + Các rối loạn do viêm: Viêm động mạch tế bào khổng lồ, lupus ban

đỏ hệ thống, viêm nút quanh động mạch, viêm mạch u hạt, viêm mạch do giang mai.

+ Bóc tách động mạch cảnh và động mạch đốt sống, loạn sản xơ cơ, bí tắc động mạch trong sọ đa tiến triển (Hội chứng moya-moya), đau nửa đầu, huyết khối tĩnh mạch hoặc xoang tĩnh mạch.

+ Lạm dụng thuốc: Cocain hydrochlorid, Cocain dạng alkaloid, Amphetamin, Heroin. Co thắt mạch do thuốc gây ra, viêm mạch và vỡ các phình mạch tồn tại trước đó.

1.5.1.2. Lp mch não t tim:

Bao gồm tim bẩm sinh, hẹp hai lá, thấp tim, viêm nội tâm mạc, phình vách ngăn nhĩ, sa van hai lá, van nhân tạo, rung nhĩ, huyết khối trong tim, xơ

vữa phần đi xuống của động mạch chủ, nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp, tắc mạch nghịch lý, u nhầy nhĩ… Theo J.L.Mas và L.Cabanes khoảng 15% - 20%

nhồi máu não là do bệnh van tim [16]. Sau 36 năm theo nghiên cứu, Framingham cho thấy 80,8% TBMN do tăng huyết áp, 32,7% do bệnh mạch vành, 14,5% do suy tim, 14,5% do rung nhĩ và chỉ 13,6% không phải các bệnh trên [18]. Huyết khối từ tim gây nghẽn mạch trong 15 – 20% các trường hợp nhồi máu não, một nửa trong số đó là rung nhĩ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huyến năm 2007 [16] tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai trên 85 bệnh nhân, loạn nhịp hoàn toàn chiếm 9,3%; không gặp trường hợp nào rung nhĩ, ngoại tâm thu trên thất và có huyết khối trong buồng tim. Tỷ lệ suy tim và bệnh van tim mỗi loại chiếm 1,2%.

1.5.1.3. Bnh lý mch máu nh:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp gây hoại tử fibrin, thoái hoá mỡ - kính, vi phình mạch, kết quả là thoái hoá ở một đoạn mạch không có xơ

vữa trong thành của các động mạch xuyên hay còn gọi là nhồi máu ổ khuyết ở

các nhánh động mạch xuyên trên bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường. Theo Lê Văn Thính tỷ lệ nguyên nhân này chiếm 29%, theo Nguyễn Xuân Huyến tỷ lệđó chiếm 21,2% [15], [18], [65].

1.5.1.4. Các nguyên nhân xác định khác:

- Bệnh huyết học bao gồm: Tăng hồng cầu, hồng cầu hình liềm, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu, tình trạng tăng đông, tăng Hematocrit, thiếu sót protein C và protein S... Tỷ lệ nghi ngờ có bệnh huyết học trong nghiên cứu của Lê Văn Thính là 6% [28].

- Phẫu thuật nội sọ, tạo hình.

- Viêm động mạch do viêm động mạch hạt Wegener, giang mai, bệnh Takayashu, bệnh tạo keo, bệnh Horton, tăng homocystein máu, bệnh Fabry, bệnh ty lạp thể.

1.5.1.5. Nguyên nhân không xác định:

Bao gồm có một nguyên nhân không có khả năng xác định mặc dù

đánh giá rộng hoặc trường hợp có hai nguyên nhân có thể xảy ra TBMN nhưng không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Theo tác giả Tan K.S và CS chiếm tỷ lệ 26,4%, theo Churilov L và CS là 31%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhồi máu não ở người trưởng thành dưới 50 tuổi (Trang 32 - 34)