Các nguyên nhân này bao gồm: Bệnh huyết học, phẫu thuật động mạch cổ, phẫu thuật trong sọ, hội chứng kháng phospholipid, bệnh Moya – Moya, lupus ban đỏ hệ thống, đau nửa đầu, bệnh ty lạp thể, tiền sử thai nghén và sử
dụng thuốc tránh thai, hội chứng Marfan, bệnh Fabry, chữa bệnh mạch máu bằng tia xạ.
Có 14/125 (11,2%) bệnh nhân do nguyên nhân thuộc nhóm này, trong
đó nam giới 6/125 (4,8%) và nữ giới gặp 8/125 (6,4%) trường hợp. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ cũng như giữa các nhóm tuổi trong nhóm nguyên nhân này (với p > 0,05).
Chúng tôi có 2/125 (1,6%) bệnh nhân phẫu thuật trong sọ, 3/125 (2,4%) tăng tiểu cầu, 2/125 (1,6%) tăng hồng cầu và hematocrit, 5/125 (4%) có tăng fibrinogen, bất thường APTT, rối loạn PT và APTT, 1/125 (0,8%) bệnh nhân nạo hút thai và uống thuốc tránh thai, 1/125 (0,8%) đau nửa đầu liên quan đến
đột quỵ não. Còn các nguyên nhân xác định khác không gặp hoặc có gặp nhưng kết hợp với các nhóm nguyên nhân trên.
Hình 4.4: Nhồi máu não thuộc khu vực cấp máu của nhánh nông động mạch não giữa bên trái/Bệnh nhân nghiện rượu và nghiện thuốc lá – tăng
đông thứ phát.
4.4.5. Nguyên nhân chưa xác định.
Theo nhiều tác giả trên thế giới, nhồi máu não không xác định được nguyên nhân chiếm tỷ lệ từ 15 đến 42,5%, trong đó bao gồm những trường hợp có một hoặc hai nguyên nhân khác nhưng không có khả năng xác định. Chính vì vậy số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chiếm tỷ lệ
khá cao là 28,8%, tương đương với tỷ lệ của Tan K.S và CS là 26,4%, Churilov L và CS là 31%.
Hình 4.5: Hình ảnh nhồi máu não nhiều ổ cả hai bên bán cầu/Bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh chung bên trái, rối loạn chuyển hoá lipid, tăng
huyết áp (điện tim có hình ảnh dày thất trái), đa hồng cầu và tăng hematocrit.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 125 bệnh nhân nhồi máu não ở người từ 16 đến dưới 50 tuổi, điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ thường gặp.
Đặc điểm lâm sàng:
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 40,4 ± 8,68, của nam giới là 40,53 ± 8,45, của nữ giới là 40,22 ± 9,09, có ba bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1. Nhóm tuổi 36 – 45 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,6%. - Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng phong phú, tiến triển nhanh từ khởi phát sang toàn phát.
- Trong giai đoạn toàn phát liệt nửa người chiếm tỷ lệ cao 91,2%, liệt mặt trung ương 86,4%, rối loạn ngôn ngữ 49,6%, rối loạn cảm giác nửa người cùng bên liệt 48,0%, có 16,8% ý thức lú lẫn và 4% hôn mê, rối loạn cơ tròn 13,6%, động kinh 8,8%, giảm hoặc mất thị lực 6,4%.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp:
- Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 45,6%. - Đái tháo đường là 24,0%.
- Rối loạn chuyển hóa lipid 42,4%. Trong đó tăng cholesterol toàn phần 49,8 %, tăng triglycerit 40,6%, tăng cholesterol LDL 20,4%, giảm cholesterol HDL 16,2%.
- Bệnh tim 20,8%. Trong đó 3,2% rung nhĩ, 2,4% loạn nhịp tim, 3,2% hẹp hở van hai lá, 0,8% van nhân tạo, 3,2% suy tim có dầy thất trái, 8% dầy thất trái đơn thuần.
- Tai biến mạch não cũ 12,8%. Xơ vữa động mạch 7,2%. - Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua 5,6%.
- Nghiện rượu và hoặc nghiện thuốc lá 8,8%. Gặp 100% là nam giới - Dùng thuốc tránh thai và tiền sử thai nghén 10,4%.
- Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ trên một bệnh nhân chủ yếu gặp từ một đến hai yếu tố.
2. Nguyên nhân của nhồi máu não theo phân loại của TOAST.
- Bệnh lý mạch máu lớn gặp 20%. Trong đó 7,2% do xơ vữa và bóc tách
động mạch cảnh gây hẹp trên 50% đường kính, 0,8% trường hợp do nghiện Heroin, 12% nhồi máu trên 50% diện chi phối của động mạch.
- Bệnh lý mạch máu nhỏ chiếm 27,2%.
- Bệnh lý lấp mạch từ tim 12,8% với 3,2% bệnh nhân rung nhĩ, 2,4% loạn nhịp tim, 0,8% van tim nhân tạo, 3,2% hẹp hở van hai lá, 3,2% suy tim có dầy thất trái.
- Các nguyên nhân xác đinh khác 11,2%. Trong đó có 1,6% phẫu thuật nội sọ, 8,8% do tình trạng tăng đông thứ phát, 0,8% đau nửa đầu liên quan
đến TBMN.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến:
1. Nhồi máu não là mối đe dọa nguy hiểm ở người trưởng thành dưới 50 tuổi. Nguyên nhân rất đa dạng phong phú, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid... Chính vì vậy cần phải tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, tư vấn giáo dục sức khỏe để người dân hiểu biết ngày càng nhiều về các yếu tố nguy cơ.
2. Cần bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho bác sĩ tuyến cơ sở, để phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh ban đầu được nâng cao.
3. Điều trị dự phòng là vấn đề rất quan trọng nhằm phòng mắc bệnh, phòng tái phát để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ di chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
1. Dương Tuấn Bảo, Lê Văn Thính (2006): “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não ổ
khuyết trên lều”. Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 10: 29-33.
2. Tạ Văn Bình (2006): “Bệnh đái tháo đường-Tăng glucose máu”. Nhà xuất bản Y học, 16-24.
3. Lâm Văn Chế, Trịnh Tiến Lực (2002): “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhồi máu não tại Khoa Thần Kinh Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội”. Công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (2000-2002) tập II, 69-75.
4. Nguyễn Chương (2001): “Sơ lược giải phẫu chức năng tuần hoàn não”. Hội thảo chuyên đề liên khoa, Báo cáo khoa học. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, 6-8.
5. Nguyễn văn Chương (2005): “Thực hành lâm sàng thần kinh học”,
(Tập III - Bệnh học thần kinh). Nhà xuất bản Y học.
6. Lê Quang Cường, Lê Trọng Luân, Nguyễn Thanh Bình (2003): “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viên Bạch Mai”. Y học Việt Nam, 2: 32-37.
7. Lê Quang Cường, Nguyễn Năng Tuấn (2004): “Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các thể tai biến mạch máu não”. Y học Việt Nam - số đặc biệt, 70-74.
8. Lê Quang Cường (2005): “Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu”.
9. Nguyễn Văn Đăng (1992): “Một số nhận xét ban đầu về tình hình nguyên nhân tai biến mạch máu não”. Nội san thần kinh-phẫu thuật thần kinh-số đặc biệt chào mừng 90 năm (1902-1990) Đại học Y Hà Nội, 101- 106.
10. Nguyễn Văn Đăng (2006) : “Tai biến mạch máu não”. Nhà xuất bản Y học. 11-18, 39-52, 66-73, 76-113.
11. Nguyễn Minh Hiện (2001) : “Tai biến mạch máu não tại bệnh viện quân Y 103 trong vòng 10 năm 1991-2000”. Hội thảo chuyên đề liên khoa, khoa thần kinh. Bệnh viện Bạch Mai, 1-5.
12. Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương, Nguyễn Phương Mỹ, Ngô Đặng Thục, Lê Văn Thính (2003) : “Đề xuất quy trình chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu não”. Nội san Thần kinh học, 1: 55-64.
13. Lê Đức Hinh (2001) : “Tình hình tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước châu Á”. Báo cáo khoa học hội thảo chuyên đề liên chuyên khoa.
14. Lê Đức Hinh (2005) : “Huyết khối do xơ vữa động mạch : Cơ chế bệnh sinh và gánh nặng kinh tế”. Hội thảo khoa học tai biến mạch máu não, cập nhật trong chẩn đoán và điều trị. Nội san Thần kinh học 29/7/2005, tr 1-25.
15. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008): “Tai biến mạch máu não”.
Nhà xuất bản Y học, 29-47, 61-73, 84-105, 217-240, 274-292, 294-352.
16. Nguyễn Xuân Huyến (2007) : “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não ở người dưới 50 tuổi”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Công Hoan (2009): “Đặc điểm cận lâm sàng nhồi máu não ở
người dưới 50 tuổi”. Y học thực hành 11: 17-20.
18. Nguyễn Công Hoan (2010): “Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây nhồi máu não ở người dưới 50 tuổi”.Y học thực hành 3: 64-66.
19. Đào Thị Bích Hòa (1996): “Nhận xét lâm sàng-cận lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ ở người trên 45 tuổi”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
20. Hoàng Đức Kiệt (2008) : “Chẩn đoán hình ảnh tai biến mạch máu não”. Trong cuốn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, (Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia chủ biên). Nhà xuất bản Y học, 140-159.
21. Hồ Hữu Lương (1998) : “Tai biến mạch máu não”. Lâm sàng thần kinh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tảo (1987) : “Đặc điểm xơ vữa động mạch qua quan sát 1000 trường hợp giải phẫu bệnh lý tại quân y viện 108”. Luận án Phó Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
23. Lê Văn Thính (1995) : “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não và hình ảnh chụp động mạch não ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ hệ động mạch cảnh trong”. Luận án Phó Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
24. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Hoàng Đức Kiệt (1996) : “Một số đặc
điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não”. Y hoc Việt Nam, 9: 22-25.
25. Lê Văn Thính, Lê Trọng Luân, Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương (2001): “Phân loại tai biến nhồi máu não”. Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não. Hội thảo chuyên đề liên khoa, 42-47.
26. Lê Văn Thính (2004): “Nhồi máu não lớn do tổn thương động mạch não giữa: Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân”. Hội thảo khoa học thần kinh Bệnh viện Bạch Mai 2/12/2004, 258-165.
27. Lê Văn Thính, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Quốc Hải (2006): “Kết quả bước đầu nghiên cứu 62 trường hợp nhồi máu não”. Hội nghị
khoa học lần thứ 6 hội Thần Kinh học Việt Nam, 82-94.
28. Lê Văn Thính, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Quốc Hải (2008) : “Đặc
điểm hình ảnh học của 85 trường hợp nhồi máu não và nhồi máu não chảy máu”. Báo cáo khoa học, Hội thần kinh học khu vực Hà Nội, 79.
29. Lê Văn Thính (2008) : “Doppler xuyên sọ trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu não”. Trong cuốn Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, (Lê Đức Hinh và Nhóm chuyên gia chủ biên). Nhà xuất bản Y học, 125-139.
30. Lê Văn Thính, Trần Viết Lực (2009): “Sử dụng tế bào gốc để tăng cường hồi phục sau đột quỵ : bản đánh giá tổng kết”. Tạp chí Đột quỵ
quốc tế, số 7, 20-21.
31. Nguyễn Văn Thông (1997) : “Bệnh mạch máu não và các cơn đột quỵ”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 24-30, 34-74, 172-180, 145.
32. Nguyễn Anh Tài (1998) : “Siêu âm Doppler động mạch cảnh trên bệnh nhân tai biến mạch máu não”. Báo cáo khoa học, Hội thần kinh học Việt Nam, Hà Nội, 98-103.
33. Ngô Đăng Thục (1983) : “Đặc điểm lâm sàng thần kinh tắc mạch não hệ động mạch cảnh trong”. Luận văn Bác sĩ Nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
34. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng (2005) : “Một số điểm cập nhật về tăng huyết áp và vấn đềđột quỵ”. Hội thảo chuyên
đề liên khoa. Báo cáo khoa học, 1-15.
35. Nguyễn Thị Nữ (2005) : “Nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu và một sốyêú tố đông máu ở bệnh nhântăng huyết áp có rối loạn lipid máu”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Nữ (2009) : “Tăng đông, huyết khối: Cơ chế bệnh sinh và phác đồ xét nghiệm tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương”. Hội thảo chuyên đề liên khoa. Báo cáo khoa học, 45-56.
37. Nguyễn Thị Hồng Vân (2003) : “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ở bệnh nhân đái tháo đường bị tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai”. Luận văn Bác sĩ Nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
38. Nguyễn Lân Việt (2007): “Thực hành bệnh tim mạch”. Nhà xuất bản Y học.
39. Đào Ngọc Phong (1979): “Nghiên cứu nhịp sinh học người cao tuổi và tác động của khí hậu tới TBMMN theo nhịp ngày đêm, nhịp mùa trong năm”. Luận án Phó Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Đinh Văn Thắng (2007) : “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Thanh Nhàn”. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
II. TÀI LIỆU DỊCH:
41. Boulliat J. (2001) : “Dự phòng tai biến mạch máu não”. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Thần kinh, (Nguyễn Công Hoan dịch), 21-109.
42. Greenberg DA, Aminoff MJ, Simon RP (2005): “Thần kinh học lâm sàng”, (Hoàng Khánh và nhóm chuyên gia dịch), Nhà xuất bản Y học. III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH, TIẾNG PHÁP.
43. Adams HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al (1993): “Classification of subtype of acute ischaemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment”. Stroke; 24: 35-41.
44. Adams HP, Kappelle L, Jaap L, et al (1995): “Ischemic stroke in young adults: Experience in 329 patients enrolled in the Iowa Registry of Stroke in Young Adults”. Arch Neurol: 52: 491-5.
45. American Medical Association (2003): “The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure” (The JNC 7 Report.). JAMA, 289, 19: 2560-2572.
46. Ariesen MJ. , Claus SP. , and coll (2003): “Rick factors for intracerebral hemorrage in the general population”. Stroke: 34:2060.
47. Ariyo A.A, Chau Thach, Tracy R, et al (2003): “Lipoprotein, Vascular Disease, and Mortality in the Elderly”. Neurology. 349, 22: 2108-2115.
48. Barinagarrementería F, Figueroa T, Huebe J, Cantú C, (1996) :
“Cerebral infarction in people under 40 years: etiologic analysis of 300 cases prospectively evaluted”. Cerebrovasc Dis; 6: 75-9.
49. Bonita R, Solomon N, Broad JB (1997), “Prevalence of stroke and stroke-related disability”, Stroke, 28: 1898-1902.
50. Bozluolcay M, Ince B, Celik Y, Harmanci H, Llerigelen B, Pelin Z (2003): “Electrocardiographic findings and prognosis in ischemic stroke”. Neurology India; 51, 4: 500-502.
51. Gallerani M (1993): “Chronobiological aspects of acute cerebrovascular disease”.Acta Neurologica scandinavica, 87, 6: 7-482.
52. Cerrato P, Grasso M, Imperiale D, et al (2004): “Stroke in young patients: etiopathogenesis and risk factors in different age classes”.
53. Capes S, Hunt D, Malmberg K, (2001): “Stress Hyperglycemia and Prognosis of Stroke in Nondiabetic Patients A Systematic Overview”.
Stroke, 32: 2426-2432.
54. Cheng N., et al (2007): “Is diabetic retinopathy an independent rick factor for ischemic stroke?”. Stroke 38, 2: 398-401.
55. Coull A J, Lovett JK, Rothwell PM, (2004): “Population based study of early risk of stroke after transient ischaemic attack or minor stroke: implication for public education and organisation of services”. BMJ; 328:326.
56. Gorelick P.B. (2004): “Epidemiology of transient ischemic attack and ischemic stroke in patients with underlying car-diovascular disease”.
Clin Cardiol. 27(5 Suppl 2): p 114-11.
57. Grau A J, et al…(2001) : “ Risk Factors, Outcome, and Treatment in Subtypes of Ischemic Stroke. The German Stroke Data Bank”, Stroke
32: 2559-2566.
58. Friday G, Alter M, Lai SM (2002): “Control of hypertension and risk of stroke recurrence”, Stroke, 33: 2652-2657.
59. Khan FY (2007): “Risk factors for young ischemic stroke in Qatar”.
Clin Neurol Neurosurg; 109, 9: 770-3.
60. Marsh E.E, Biller J, et al (1990): “Circadian variation in onset of acute ischemic stroke”. Arch Neurol, 47: 1178-1180.
61. Rothwell P.M, Gibson R. (2000): “Interrelation between plaque surface morphology and degree of stenosis on carotid angiograms and the risk of ischemic stroke in patients with symptomatic carotid stenosis”. Stroke, 31, Abstracts, 615.
62. Sacco R.L, Wolf P.A, Gorelick P.B, (1999): “Risk factor and their Management for stroke prevention: Outlook for 1999 and beyond”.
Neurology, 53 (suppl 4), S15-S24.
63. Sandercock P.A.G, Bamford J.M, et al (2001): “Which arterial territory is involved? Developing a clinically-based method of subclassification”: In a practical guide to management. Stroke, (Charles
Warlow editor). Second Edition. Blackwell Science Ltd, 223-285.
64. Syed NA, Khealani BA, et al (2003): “Ischemic stroke subtypes in