Quan sát

Một phần của tài liệu Bài giảng “Xã hội học đại cương” potx (Trang 141 - 142)

7. 2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ

9.2.2. Quan sát

a. Khái niệm:

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua tri giác nghe, nhìn trực tiếp để thu nhận thông tin về các quá trình, hiện tượng xã hội dựa trên đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu (Dong et al., 2001). Trên thực tế, quan sát, với góc nhìn là một phương pháp nghiên cứu, luôn tuân theo mục tiêu nhất định, thực hiện bằng những phương thức nhất định và kết quả của quan sát là kiểm định một vấn đề trong khoa học. Điều này khác so với các quan sát thông thường khác. Để thực hiện phương pháp quan sát, phương tiện thực hiện có thể bằng mắt thường hoặc các phương tiện kỹ thuật như máy camera, máy ghi âm, ống nhòm …

b. Phân loại:

Có nhiều tiêu chí phân loại phương pháp quan sát như dựa vào mức độ chuẩn bị, căn cứ vào mức độ tham gia, căn cứ vào vị trí của người quan sát nhưng có 4 loại phổ biến như sau:

 Quan sát tham dự: Là loại quan sát có sự tham gia của người quan sát vào hoạt động của người được quan sát.

 Quan sát không tham dự: Là loại quan sát mà người nghiên cứu không tham gia vào hoạt động của người được quan sát.

 Quan sát bí mật: Là loại quan sát mà người nghiên cứu chủ động thực hiện hành vi quan sát mà không thông báo trước cho đối tượng quan sát. Loại quan sát này thường sử dụng cho nghiên cứu về các đối tượng đặc biệt khó tiếp cận như: Người nghiện, gái mại dâm, thanh niên sống thử trước hôn nhân, hành vi bạo lực trong gia đình…

 Quan sát công khai: là quan sát có sự thống nhất giữa quan sát viên và người được quan sát.

Ngoài ra còn có các loại quan sát như: quan sát chuẩn mực, quan sát không chuẩn mực, quan sát một lần, quan sát nhiều lần

c. Các bước quan sát

o Xác định khách thể quan sát

o Xác định thời gian quan sát

o Xác định cách thức quan sát

o Tiến hành quan sát

o Ghi chép

c. Yêu cầu của phương pháp quan sát

Để phương pháp quan sát có hiệu quả cao nhất, người nghiên cứu phải lưu ý những vấn đề sau đây:

Thứ nhất: phải tuân thủ mục tiêu nghiên cứu. Khi tiến hành quan sát tránh sự thiếu tập trung hoặc quan sát theo góc độ chủ quan, không gần với mục tiêu nghiên cứu. Chẳng hạn nếu mục tiêu là nghiên cứu về một nhóm người như

nhóm người nghiện ma tuý, thì trong khi quan sát người quan sát phải có sự sang lọc, quan sát tập trung để nhận biết được những vấn đề một cách tốt nhất.

Thứ hai, tiến hành quan sát theo một cách thức nhất định. Khi nghiên cứu người nghiên cứu phải có sự chuẩn bị cụ thể, lựa chọn cách thức nghiên cứu phù hợp, tiên lượng được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu đúng như kế hoạch.

Thứ ba, phải có lưu giữ lại những thông tin đã thu thập được. Tuỳ theo loại hình quan sát mà có sự lưu giữ thông tin phù hợp. Chẳng hạn, khi người nghiên cứu lựa chọn cách thức nghiên cứu là quan sát không tham dự một lễ hội thì phải lưu giữ thông tin theo cách như: Ghi âm, quay camera, chụp ảnh vv… Hoặc theo cách cổ điển là ghi chép lại những gì mình quan sát được.

c. Ưu nhược điểm.

o Ưu điểm: Quan sát đạt được ấn tượng trực tiếp, không gò bó về mặt thời gian và chi phí ít. Quan sát cho biết ngay ấn tượng trực tiếp về hành vi của khách thể mà ta quan sát mà không phải mất công ngồi suy luận, dự đoán mà lại cho kết quả trung thực, cho phép người nghiên cứu ghi lại những biến đổi của đối tượng nghiên cứu một cách nhanh chóng và chính xác. Do vậy, quan sát thường được sử dụng cho những nghiên cứu phát hiện bản chất nội tại của hiện tượng, tìm hiểu sâu về nguyên nhân hành động, cơ cấu mối quan hệ hang ngày của một nhóm người.

o Nhược điểm:

 Với những mẫu có kích thước lớn, khó có thể tiến hành quan sát một cách hiệu quả.

 Quan sát mất nhiều thời gian và công sức, nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện thì rất khó thực hiện.

 Quan sát không thu được lịch sử của vấn đề, khó phát hiện những vấn đề nội tại của đối tượng.

 Sự tham gia của người quan sát với quá trình quan sát làm ảnh hưởng đến tiến trình tự nhiên của quá trình xã hội mà họ nghiên cứu. Chẳng hạn khi ta tiến hành nghiên cứu một vấn đề đặc thù như bản sắc văn hoá của một cộng đồng, việc quan sát trong phạm vi một số cá nhân khó đưa ra được kết luận chính xác, hay khi quan sát một cá nhân hoặc nhóm nhỏ như nhóm sinh viên sống thử thì ta chỉ mới nhận biết được hành vi hiện tại của đối tượng, khó nhận biết được động cơ của hành vi cũng như quá trình phát sinh hành vi đó. Do vậy, quan sát chỉ là phương pháp hữu hiệu khi kết hợp nó với các phương pháp khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng “Xã hội học đại cương” potx (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w