7. 2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ
9.3.2. Nghiên cứu chọn mẫu
Trước khi tiến hành chọn mẫu, người nghiên cứu cần xác định tổng thể của điều tra. Đó chính là toàn bộ những đơn vị hay phần tử chứa đựng những dấu hiệu, tính chất được xác định bởi khách thể nghiên cứu (Quyết & Thanh, 2001). Ví dụ, nếu trong nghiên cứu cần khảo sát chất lượng học tập của sinh viên trường Nông nghiệp Hà Nội thì tổng thể là toàn bộ sinh viên hiện đang học tại trường.
Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọ theo những cách thức nhất định và dung lượng hợp lý. Điều tra chọn mẫu là việc thu thập thông tin trên các mẫu đã được chọn theo những cách thức nhất định đó (Quyết & Thanh, 2001). Tuy nhiên cách thức chọn nhất định ở đây là gì? Trong một cuộc điều tra cần chọn bao nhiêu mẫu? Trên thực tế có nhiều cách chọn mẫu, việc lựa chọn cách nào tùy thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi đề cương bài giảng, chúng tôi giới thiệu hai phương pháp chọn mẫu cơ bản: chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu theo tỷ lệ.
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên
Trong phạm vi bài giảng, chúng tôi giới thiệu hai phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Mẫu ngẫu nhiên thuần túy là mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên trong tổng thể. Ví dụ, trong 100 hộ thuộc đối tượng điều tra thu thập thông tin, lấy ngẫu nhiên 30 hộ. Cách chọn có thể là rút thăm ngẫu nhiên hoặc dùng hàm random trong Microsoft Exel để chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc chọn mẫu có tính ngẫu nhiên thì các đơn vị mẫu phải có khả năng như nhau khi tham gia vào lựa chọn, tức là xác suất được lựa chọn của các đơn vị mẫu là bằng nhau (Dong et al., 2001)
Mẫu ngẫu nhiên có thể được lựa chọn một cách hệ thống, có nghĩa là căn cứ vào tổng thể và số mẫu sẽ chọn, người nghiên cứu xác định khoảng cách giữa các phần tử (k). Sau đó, chọn ngẫu nhiên phần tử đầu tiên, các phần tử sau sẽ được lựa chọn cách phần tử trước một khoảng là k. Theo Quyết và Thanh (2001), khoảng cách k được tính như sau:
n N k = Trong đó: k : Khoảng cách giữa các phần tử N: Kích thức của tổng thể
Tuy nhiên, trước khi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cần xác định khung mẫu (danh sách của tổng thể). Việc thành lập khung mẫu không nên dựa vào một tiêu chí nhất định để tránh ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ví dụ, để nghiên cứu nhận thức về giới trong sinh viên, không nên lập khung mẫu theo kết quả học tập của sinh viên hay theo học bổng vì kết quả học tập, sinh viên được nhận học bổng hay không được nhận học bổng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về giới của sinh viên. Thông thường để hạn chế ở mức thấp nhất tác động của khung mẫu vào kết quả nghiên cứu, khung mẫu có thể được sắp xếp theo thứ tự a, b, c. Song với những nghiên cứu về xu hướng đặt tên thì cách sắp xếp này sẽ là không hợp lý (Quyết & Thanh, 2001).
Trong quá trình chọn mẫu ngấu nhiên, cần chú ý chọn mẫu dự trữ, ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ này là 10% (Quyết & Thanh, 2001). Khi đó, khoảng cách giữa các phần tử được xác đinh như sau:
n n N k % 10 + = b. Chọn mẫu theo tỷ lệ
Đây là cách chọn mẫu căn cứ vào đặc trưng của tổng thể. Các đặc trưng này có thể là tuổi, giới tính, trình độ… tùy thuộc vào nội dung, mục tiêu cần nghiên cứu. Ví dụ để tìm hiểu chất lượng học tập của sinh viên trường Nông nghiệp Hà nội, mục tiêu nghiên cứu là so sánh giữa sinh viên chính quy và sinh viên tại chức thì đặc trưng của mẫu có thể lào loại hình đào tạo. Nếu tỷ lệ sinh viên của hai hệ này trong trường là 50 : 50 thì trong quá trình chọn mẫu cũng phải thỏa mãn đặc điểm này của mẫu. Giả sử chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên thì phải đảm bảo 50 chính quy và 50 tại chức.
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy trình bày các giai đoạn trong một cuộc điều tra xã hội học. Trong các giai đoạn đó, giai đoạn nào mang ý nghĩa quyết định?
2. Tại sao nói giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quyết định thành công của một cuộc điều tra xã hội học? Để tiến hành điều tra xã hội học, cần có những bước chuẩn bị cơ bản nào?
3. Hãy trình bày phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp quan sát trong điều tra xã hội học. So sánh ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này?
4. So sánh phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân
5. Trong thu thập thông tin bằng bảng hỏi, việc thu thập thông qua phỏng vấn và phát vấn có gì giống và khác nhau
6. Hãy trình bày phương pháp chọn mẫu trong điều tra xã hội học. Tại sao trong điều tra xã hội học người ta thường sử dụng nhiều cách chọn mẫu? Bài tập:
Hãy xác định một vấn đề nghiên cứu của xã hội học, qua đó, xác định mục tiêu nghiên cứu (bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). Từ mục tiêu nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm, xác định các chỉ báo và phương pháp thu thập thông tin. Thông qua các phương pháp thu thập thông tin, chọn lọc các thông tin cần thu thập thông qua bảng hỏi để thiết kế bảng câu hỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. DAVID J.CHERRINGTON . (2002) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2. CHUNG Á & NGUYỄN ĐÌNH TẤN (1996) Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị quốc gia.
3. T. L. BAKER (1995) Thực hành nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
4. TONI BILTON, KEVIN BONNETT, PHILLIP JONES, KEN SHEARD, MICHELLE STANWORTH & ANDREW WEBSTER (2000) Nhập môn xã hội học, NXB Khoa học xã hội
5. E.A. CAPINOTOV (1999) Xã hội học thế kỷ XX – Lịch sử và công nghệ, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
6. TỐNG VĂN CHUNG (2000) Xã hội học Nông thôn, Hà nội, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
7. PHAN ĐẠI DOÃN (2004) Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt nam trong lịch sử, NXB Chính trị quốc gia.
8. PHẠM TẤT DONG & LÊ NGỌC HÙNG . (2000) Xã hội học đại
cương, NXB Khoa học xã hội.
9. PHẠM TẤT DONG & LÊ NGỌC HÙNG (2008) Xã hội học, NXB Thế giới.
10. PHẠM TẤT DONG, LÊ NGỌC HÙNG, PHẠM VĂN QUYẾT, N. Q. THANH & H. B. THỊNH . (2001) Xã hội học. in lần thứ 2, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
11. BÙI QUANG DŨNG (2007) Xã hội học nông thôn, Hà nội, NXB Khoa học xã hội.
12. GOUROU (2003) Người Nông dân châu thổ Bắc Kỳ, TP.HCM, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
13. VŨ QUANG HÀ (2002) Xã hội học đại cương, Hà nội, NXB Thống kê. 14. VŨ QUANG HÀ & NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN (2003) Xã hội học
đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà nội.
15. MAI VĂN HAI & MAI KIỆM (2003) Xã hội học văn hoá, NXB Khoa học xã hội.
16. TÔ DUY HỢP (1997) Xã hội học Nông thôn, Hà nội, NXB. Khoa học xã hội.
17. TÔ DUY HỢP (2000) Sự biến đổi của làng xã ở Việt nam ngày nay ở
Đồng bằng sông Hồng, Hà nội, NXB Khoa học xã hội.
18. LÊ NGỌC HÙNG (2006) Xã hội học giáo dục, NXB Lý luận chính trị. 19. LÊ NGỌC HÙNG (2008) Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa
học xã hội.
20. LÊ NGỌC HÙNG, PHẠM TẤT DONG, PHẠM VĂN QUYẾT, NGUYỄN QUÝ THANH & HOÀNG BÁ THỊNH (2002) Xã hội học,
Hà nội, NXB Đại học quốc gia Hà nội
21. JAMIELSON (2000) Làng truyền thống ở Việt nam, Hà nội, NXB Thế giới.
23. LÊ TIÊU LA & NGUYỄN ĐÌNH TẤN (2005) Phân công và hợp tác lao động theo giới, NXB lao động-xã hội
24. THANH LÊ (2002) Xã hội học Việt nam thế kỷ XX, NXB Lao động. 25. TRỊNH DUY LUÂN (2004) Xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội. 26. PHAN TRỌNG NGỌ (1997) Xã hội học đại cương, NXB Chính trị
quốc gia.
27. TACOLT PARSONS (1937) The structure of social action, New York, NXB New York.
28. NGUYỄN THẾ PHÁN (2002) Giáo trình xã hội học, Hà nội, NXB Lao động xã hội.
29. PHẠM VĂN QUYẾT & NGUYỄN QUÝ THANH (2001) Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Đại học quốc gia Hà Nội.
30. NGUYỄN VĂN SANH (2008) Giáo trình đại cương về xã hội học, NXB Tài chính.
31. RICHARD T. SCHAEFER (2003) Xã hội học, NXB Thống kê. 32. TRẦN NGỌC THÊM (1995) Cơ sở Văn hóa Việt nam, TP. Hồ Chí
Minh, NXB. TP HCM.
33. ENDRUWEID VÀ TROMMSDORFF (2002) Từ điển xã hội học, NXB Thế giới.
34. NGUYỄN KHẮC VIỆN (1994) Từ điển xã hội học, Hà nội, NXB Hà nội.
35. TRẦN THỊ KIM XUYẾN (2002) Nhập môn xã hội học, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. DAVID M. NEWMAN (1997) Sociology, Exploring the architecture of everyday life.