Quan điểm xung đột

Một phần của tài liệu Bài giảng “Xã hội học đại cương” potx (Trang 97 - 98)

7. 2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ

7.2.3. Quan điểm xung đột

Quan điểm xung đột chủ trương rằng biến đổi xã hội có ý nghĩa quan trọng bởi nó là cần thiết để sửa chữa các bất công của xã hội. Lý thuyết về biến đổi xã hội của Các Mác là tiêu biểu cho quan điểm xung đột. Giống như hầu hết các nhà lý thuyết xã hội ở thế kỷ XIX, Các Mác chịu ảnh hưởng lớn của thuyết tiến hóa. Ông đồng ý rằng các xã hội phải chuyển đổi để tồn tại và Mác không nhấn mạnh rằng kinh tế phục vụ như là sự thành lập cho trật tự xã hội. Được xếp vào các nhà lý thuyết theo chủ nghĩa xung đột đối kháng, Mác đã triển khai một lý thuyết tiến hóa về sự biến đổi xã hội. Dựa vào sự thay đổi liên tục trong kỹ thuật mà các xã hội tiến từ đơn giản đến phức tạp. Ở mỗi trạng thái, một xã

hội tiềm ẩn những điều kiện tự hủy diệt, và những điều kiện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự biến đổi và đưa xã hội vào trạng thái tiếp theo.

Các Mác có cái nhìn về quá trình hiện đại hóa rất khác biệt với những nhà tư tưởng xã hội khác, bởi lẽ Mác nhấn mạng tầm quan trọng của mâu thuẫn xã hội. Đối với Mác, xã hội hiện đại đồng nghĩa với xã hội tư bản, một hệ thống kinh tế được sản sinh do đấu tranh giai cấp vào cuối thời kỳ trung cổ. Giai cấp tư sản nắm giữ hệ thống sản xuất mới do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại và đã thành công trong việc thay thế giai cấp quý tộc.

Mác cũng không phủ nhận rằng sự hình thành tính hiện đại có liên quan đến sự suy tàn của các cộng đồng có quy mô nhỏ, đến sự phân công lao động gia tăng và sự xuất hiện của thế giới quan duy lý. Ông cho rằng, cả ba yếu tố này đều cần thiết cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản đã kéo những người nông dân từ các vùng nông thôn về các đô thị với hệ thống thị trường không ngừng phát triển. Sự chuyên môn hóa là cơ sở cho sự vận hành các xí nghiệp. Tính duy lý thể hiện rõ trong xã hội tư bản. Mác có một cái nhìn về quá trình hiện đại hóa khá lạc quan, ông tin tưởng rằng mâu thuẫn xã hội và cuối cùng chủ nghĩa tư bản sẽ bị lật đổi và thay thể bằng một xã hội công bằng nhân đạo hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng “Xã hội học đại cương” potx (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w