Thực trạng chất lượng các hoạt động của tổchuyên môn các

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 48 - 53)

THPT huyện Thạch Thất, TP Hà Nội

2.2.3.1. Hoạt động dự giờ thăm lớp

Hoạt động dự giờ thăm lớp được coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động tổ chuyên môn.Trong các nhà trường THPT huyện Thạch Thất hoạt động này được triển khai trong suốt cả năm học. Tổng hợp từ các sổ dự giờ của cán bộ, giáo viên cho thấy ngoài số tiết dạy theo quy định thì giáo viên phải thao giảng tối thiểu 5 tiết/năm học.

Giáo viên trong tổ phải có phương án xây dựng trong kế hoạch giảng dạy của mình, bố trí, sắp xếp để dự được 100% các giờ thao giảng của đồng nghiệp trong tổ. Ngoài ra còn dự được 4 tiết dạy thao giảng cấp trường của 4 điển hình thuộc 4 tổ chuyên môn. Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thao giảng trong năm. Sau khi tổ chức thao giảng, tổ chuyên môn tiến hành rút kinh nghiệm giờ dạy. Đối với các bài dạy khó, tổ bàn bạc và đi đến thống nhất phương pháp dạy. Qua các đợt thao giảng hoàn thiện thêm cho giáo viên về năng lực giảng dạy, khả năng sáng tạo trong thiết kế bài dạy. Giáo viên duy trì hoạt động dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm thường xuyên coi đó cũng là một phương pháp tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân và đồng nghiệp.

2.2.3.2. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành công việc chính trong hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn trong các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Thạch Thất , TP Hà Nô ̣i.

Qua điều tra thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở 4 trường trung học cơ sở, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức rõ việc đổi mới phương pháp dạy học là quy luật, xu thế, yêu cầu tất yếu khách quan trong các nhà

trường hiện nay, xuất phát từ việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Chúng tôi đã trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường quan điểm về đổi mới dạy học, đa số người được hỏi đều khẳng định tầm quan trọng của đổi mới dạy học, mọi người đều thống nhất khi khẳng định rằng:

Phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung, chương trình; chỉ có thực sự đổi mới phương pháp dạy học thì mới nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường; tiến hành đổi mới phương pháp dạy học thì mới thực hiện được mục tiêu giáo dục, đáp ứng được yêu cầu về giáo dục đào tạo của thời đại. Đồng thời mọi người cũng bày tỏ quan điểm đổi mới phương pháp dạy học:

+ Đổi mới phương pháp dạy học không phải là thay cái cũ bằng cái mới mà thực chất là đổi mới tư duy trong việc vận dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý vào bài giảng. Ngay từ khi chưa đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa thì người giáo viên đã thực hiện tổ chức các hoạt động cho học sinh nắm bắt kiến thức mới như hiện nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo là thầy giáo và người thầy vẫn chưa tạo được điều kiện tối đa cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Giáo viên còn làm việc nhiều và đôi khi còn áp đặt đối với học sinh. Đổi mới phương pháp là người dạy phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách hài hòa trong giờ dạy để làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Người thầy đóng vai trò định hướng và hỗ trợ học sinh. Học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

+ Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm mục đích phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, tránh làm cho học sinh học tập một cách thụ động.

+ Đổi mới phương pháp dạy học phải phải tiến hành đồng bộ với các quá trình đổi mới khác trong nhà trường như: Nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Trong 5 năm qua thực hiện nghị quyết của ngành về cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục , Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn huyện tích cực thực hiện chủ trương này trong hoạt động chuyên môn.

Bảng 2.5:Kết quả khảo sát thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học

TT Nô ̣i dung chỉ đạo

Tự đánh giá của HT về mức độ thực hiện (%). N= 12 GV đánh giá CBQL về mức độ thực hiện (%). N= 150 Tốt, khá (%) T.B (%) Chưa tốt (%) Tốt, khá (%) TB (%) Chưa tốt (%) 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức , năng lực giảng dạy cho giáo viên theo tinh thần đổi mới

10 83 2 16.7 0 0 124 82,7 26 17,3 0 0 2 Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong công tác đổi mới

8 66,6 2 16,7 2 16,7 85 57 20 13 45 30

3 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TBDH 9 75 2 16.7 1 8.3 60 40 33 22 57 38 4 Tổ chức các giảng dạy theo tinh thần đổi mới PPDH 6 50 3 25 3 25 90 60 43 28,7 17 11,3 5

Sử dụng kết quả việc đổi mới PPDH trong đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên 7 58.3 2 16,7 3 25 90 60 15 10 45 30 6

Bồi dưỡng năng lực soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 7 58.3 2 17 3 24.7 60 40 33 22 57 38

Nhận xét:

- Các trường THPT Thạch Thất đã nhận thức tốt việc nâng cao nhận thức, năng lực giảng dạy theo phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh được các CBQL và GV đánh giá tương đương nhau (83%).

- GV tham dự đầy đủ các buổi tập huấn đổi mới PPDH do cấp trên tổ chức. Song việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giảng dạy còn hạn chế vì thiết bị không đảm bảo chất lượng nên khi vận hành hay bị trục trặc, chuẩn bị mất nhiều thời gian dấn đến GV ngại sử dụng TBDH.(40%).

- Việc tổ chức các giờ dạy mẫu hiệu quả cũng thấp (xếp thứ 5) và chưa tiến hành rộng khắp trong các tổ. Một số GV (nhất là những GV có tuổi) với tâm lý ngại thay đổi, ngại đầu tư soạn lại giáo án, nên vẫn sử dụng PPDH truyền thống, chưa phát huy được thế mạnh kinh nghiệm trong giảng dạy của mình cũng như không phát huy được năng lực tự học của HV.

Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đổi mới PPDH chương trình THPT đó là việc tổng kết, trao đổi kinh nghiệm đổi mới PPDH chưa được chú trọng. Các nhà trường chưa có những hình thức khuyến khích GV tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp. Đó chính là những hạn chế, tồn tại trong chỉ đạo hoạt động dạy học trong các nhà trường của huyện.

2.2.3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học

Hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm là công việc rất cần thiết để tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động giáo dục... Viết sáng kiến kinh nghiệm để đúc kết lại những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn.

Để có những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn cho các giáo viên trong tổ đăng kí đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và thực nghiệm ít nhất trong 1 năm học.

Tất cả các nhà trường THPT Thạch Thất đều thành lập hội đồng khoa học chấm các đề tài , sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại . Sở Giáo dục và đào tạo thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của ngành và chọn ra những sáng kiến kinh nghiệm để triển khai thực hiện. Một số sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý và giáo viên dạy giỏi thuộc ngành giáo dục đào tạo huyện Tha ̣ch Thất từ năm 2010 đến năm 2012 đã có những sáng kiến có giá trị như: “Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn “của tác giả Nguyễn Thị Thanh - Giáo viên trường THPT Bắc Lương Sơn; Sáng kiến “Tổ chức ngày hội sách để xây dựng thư viện thân thiện trong trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà - Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng...

Qua các đợt thi đua tổ chức trong năm học các nhà trường thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng dạy học với yêu cầu trong năm học mỗi giáo viên phải làm ít nhất từ một đến hai đồ dùng dạy học có chất lượng.Việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học đã trở thành động lực thúc đẩy các cán bộ, giáo viên trong các nhà trường THPT huyện Thạch Thất phấn đấu vươn lên khẳng định mình trước sự đổi mới của giáo dục.

Làm đồ dùng dạy học là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải thật sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Trước hết giáo viên phải hiểu được ý đồ của bài dạy, nắm chắc phương pháp giảng dạy bộ môn, kiến thức học sinh cần phát hiện được khi quan sát đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng.

2.2.3.4. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Ngoài công việc chính dạy đại trà thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai trong các nhà trường.

Phỏng vấn trực tiếp 12 tổ trưởng chuyên môn của 3 trường THPT thì thấy rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các nhà trường triển khai ngay từ đầu năm học.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tuyển chọn, thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học. Thường thường đội tuyển được duy trì từ khối 10 cho đến khối 12. Các năm học tiếp theo chỉ phát hiện bổ xung

thêm học sinh có năng khiếu (nếu có). Đây là công việc thường xuyên và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng. Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi và thành lập các đội tuyển bồi dưỡng để thi cấp tỉnh đã trở thành quy chế trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong các nhà trường THPT huyện Thạch Thất.

Ngoài bồi dưỡng học sinh giỏi các trường luôn chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu, kém. Do số lớp học chỉ đủ cho học chính khóa do vậy bồi dưỡng học sinh yếu kém được tiến hành trong thời gian nghỉ hè hàng năm và kết thúc thời gian bồi dưỡng học sinh yếu kém nhà trường tổ chức cho học sinh thi lại. Riêng trường THPT Hai Bà Trưng (chuẩn quốc gia giai đoạn I) tổ chức dạy phụ đạo không thu tiền cho học sinh trong suốt năm học bình quân 1tiết/1 giáo viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 48 - 53)