Đánh giá cácbiện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 72 - 119)

Qua việc khảo sát các biện pháp mà các hiệu trưởng đã sử dụng trong quá trình hoạt động chỉ đạo đối với các tổ chuyên môn như đã trình bày ở trên, có thể nói rằng tính hiệu quả của các biện pháp đó không phải là như nhau và do đó có thể xếp các biện pháp đó vào 3 loại (nhóm) với tính hiệu quả khác nhau như sau:

2.4.2.1. Những biện pháp hiệu trưởng đã thực hiện có hiệu quả

a. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận cách thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa.

b. Kiểm tra tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình và sách giáo khoa.

c. Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nắm vững các quy định về soạn giáo án, về thực hiện giờ lên lớp và phương pháp phân tích sư phạm tiết dạy.

d. Quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn mà tổ chuyên môn, giáo viên phải thực hiện.

e. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

2.4.2.2. Những biện pháp hiệu trưởng đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao

a) Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình dạy.

b) Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học.

c) Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên trao đổi sáng kiến, bàn biện pháp cụ thể đẩy mạnh thực hiện đổi mới thực chất phương pháp dạy học gắn với bài học, môn học.

d) Kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tại cơ sở.

2.4.4.3. Những biện pháp cần thiết nhưng hiệu trưởng chưa thực hiện được

a. Đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chuyên môn.

b. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề.

c. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác kiểm tra của hiệu trưởng.

d. Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm tốt đẹp

Tiểu kết chƣơng 2

Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn có ảnh hưỡng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của từng trường. Hoạt động của các tổ chuyên môn có mạnh, đi vào nề nếp thì từng trường mới nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục theo mục tiêu đề ra và ngược lại...

Hoạt động chuyên môn trong các trường THPT huyện Tha ̣ch Thất , thành phố Hà Nội trong các năm học qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hiệu trưởng các trường đã tác động bằng nhiều biện pháp thiết thực để có được một số tổ chuyên môn khá vững chắc. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các hiệu trưởng đề ra bước đầu đã giải quyết được nhiều vấn đề về chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Tuy nhiên, năng lực hoạt động thực tiễn của hiệu trưởng các trường cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của các hiệu trưởng chỉ đạt ở mức trung bình, hiệu quả quản lý chưa cao; công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên; hiệu trưởng ít sâu sát các buổi họp của các tổ chuyên môn; trường sở còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị dạy- học, các

điều kiện cho giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp dạy học cũng còn chưa đảm bảo....Từ đó, cũng có nhiều ảnh hưỡng đến việc các hoạt động chung của nhà trường nói chung, cũng như các hoạt động của tổ chuyên môn nói riêng.

Tác giả đã đi đến khái quát 3 nhóm biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn của Hiệu trưởng theo mức độ hiệu quả.

Từ cơ sở thực tiễn trên, sẽ giúp tác giả đề xuất một số biện pháp chỉ đa ̣o hoạt động chuyên môn nhằm giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động chuyên môn của nhà trường , qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT huyện Tha ̣ch Thất , thành phố Hà Nội

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƢỞNG CHỈ ĐẠO TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG CỦA HUYỆN THẠCH THẤT - HÀ NỘI 3.1. Các căn cứ pháp lý

3.1.1. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 tạo đến năm 2020

- Theo kết luận 242-TB/T.Ư ngày 15 tháng 4 năm 2009 về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoáVIII ), Bộ chính trị đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 như sau: Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 của Chính phủ:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh. Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục : Dạy làm người, dạy chữ và dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc, giáo dục về Đảng. Phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh của thế giới. Bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên lòng yêu nước nông nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, vai trò của ngành Giáo dục và Đào tạo để phát triển sự nghiệp giáo dục. Chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các

trường và các cơ sở giáo dục; đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị…Không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém.

+ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cần về chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp đào tạo của các trường, khoa sư phạm. Đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của tất cả các cấp học.

+ Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Rà soát lại chương trình, khắc phục tình trạng quá tải, xây dựng và triển khai bộ giáo dục chương trình giáo dục phổ thông mới theo giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

+ Tăng cường nguồn nhân lực cho giáo dục. Tăng cường đầu tư nhà nước cho giáo dục; đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo (...)

3.1.2. Căn cứ các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn, cần bám sát các quy định, quy chế của bộ GD&ĐT, đặc biệt là các quy định, quy chế liên quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn bao gồm:

- Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Luật giáo dục số 38/2005/QH11do Quốc hội ban hành ngày 13/06/2005 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

-Văn bản số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc Hội ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục năm 2005.

- Quy chế thi tốt nghiệp THCS vàTHPT (Ban hành theo quyết định số17/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 05-4-2002 )

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BDGĐT ngày 5/10/2006 của Bộ GD-ĐT), quy định cách đánh giá, xếp loại các mặt hạnh kiểm và học lực; quy định việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại trong xét lên lớp và danh hiệu đối với học sinh. Căn cứ các văn bản pháp quy trên để xác định rõ và chính xác về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục; xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong nhà trường. Ngoài ra cần bám sát các chủ đề năm học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đặc biệt chủ đề năm học 2012-2013 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

3.1.3. Căn cứ các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục huyện Thạch Thất

Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đối với ngành giáo dục huyện Thạch Thất tại Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XII đã chỉ rõ: Tăng cường đầu tư cho giáo dục và thực hiện sâu rộng xã hội hóa giáo dục. Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, có kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục trung học. Đổi mới phương thức quản lý giáo dục, quản lý trường học, đồng thời xây dựng, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo....

- Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non và phổ thông huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 - 2015 đã chỉ rõ đối với giáo dục trung học phổ thông: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng đủ về cơ cấu môn học.

+ Đối với cán bộ quản lý: 100% có trình độ đào tạo chuẩn trở lên; 80% được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; 100% cán bộ được đào tạo, bồi

dưỡng quản lý ngành, 100% cán bộ được bồi dưỡng tin học; 50% cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ.

+ Đối với giáo viên: 35% có trình độ đào tạo trên chuẩn; 30% được bồi dưỡng lý luận chính trị; 20% được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngành, 50% được đào tạo, bồi dưỡng tin học; 40% được đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ.

Do vậy cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu người học. Chỉ đạo tốt hoạt động tổ chuyên môn đó cũng không ngoài mục đích là nâng cao chất lượng dạy học đó cũng là vấn đề hết sức cần thiết đối với giáo dục huyện Thạch Thất nói chung và các trường trên địa bàn huyện Thạch Thất.

3.2.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp chỉ đạo

3.2.1. Đảm bảo Tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đa ̣o của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn thông qua cấp quản lý trung gian là tổ trưởng môn. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn; tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá các hoạt động tổ chuyên môn. Sự đồng bộ trong biện pháp chỉ đa ̣o cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng và các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn: các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bộ phận phục vụ cho hoạt động giảng dạy và ngoại khoá chuyên môn. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp chỉ đa ̣o thì hiệu quả chất lượng hoạt động tổ chuyên môn mới được nâng cao.

3.2.2. Đảm bảo Tính thực tiễn

Các biện pháp chỉ đa ̣o đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình chỉ đa ̣o,

tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp chỉ đa ̣o phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khó khăn và mang tính đặc thù của huyện miền núi hải đảo. Biện pháp đề xuất phải khắc phục các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ chuyên mon không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý để áp đặt các hoạt động đó. Phải tổng kết thực tiễn quản lý và căn cứ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp phù hợp.

Tính thực tiễn của các biện pháp chỉ đa ̣o phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

3.2.3. Đảm bảo Tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp chỉ đạo mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp chỉ đa ̣o đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm)-hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất các biện pháp chỉ đa ̣o yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới,

biện pháp chỉ đa ̣o mới trên cơ sở nền tảng của các biện pháp chỉ đa ̣o cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế.

3.2.4. Đảm bảo Tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp chỉ đa ̣o đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục, đó là các trường THPT của huyện Thạch Thất. Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp chỉ đa ̣o phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 72 - 119)