Đảm bảo Tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 78 - 79)

Các biện pháp chỉ đa ̣o đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình chỉ đa ̣o,

tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp chỉ đa ̣o phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khó khăn và mang tính đặc thù của huyện miền núi hải đảo. Biện pháp đề xuất phải khắc phục các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ chuyên mon không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý để áp đặt các hoạt động đó. Phải tổng kết thực tiễn quản lý và căn cứ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp phù hợp.

Tính thực tiễn của các biện pháp chỉ đa ̣o phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp của đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)