Đảm bảo Tính khả thi

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 80 - 119)

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp chỉ đa ̣o đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục, đó là các trường THPT của huyện Thạch Thất. Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp chỉ đa ̣o phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, được áp dụng rộng rãi và tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình thực hiện để ngày càng hoàn thiện.

Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn các trường THPT huyện Thạch Thất trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

3.3. Biện pháp chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Thạch Thất

Qua kết quả khảo sát thực trạng chỉ đa ̣o hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường trường THPT huyện Thạch Thất như đã trình bày ở chương 2 và qua kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng, tác giả luận văn xin đề xuất một số biê ̣n pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Thạch Thất.

3.3.1. Nhóm biện pháp chỉ đạo cần được tiếp tục thực hiện

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận cách thực hiện nội dung, chương trình và sách giáo khoa.

- Kiểm tra tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình và sách giáo khoa.

- Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nắm vững các quy định về soạn giáo án, về thực hiện giờ lên lớp và phương pháp phân tích sư phạm tiết dạy.

- Quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn mà tổ chuyên môn, giáo viên phải thực hiện.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Trên đây là 5 biện pháp hiện nay đã và đang được Hiệu trưởng các trường THPT Thạch Thất làm khá tốt, cần được tiếp tục thực hiện và phát huy.

3.3.2. Nhóm biện pháp chỉ đạohoạt động tổ chuyên môn cần được cải tiến

3.3.2.1. Biện pháp tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình dạy

a. Mục tiêu của biện pháp:

Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình giảng dạy nhằm - Nâng cao ý thức thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường.

- Ngăn chặn hiên tượng cắt xén chương trình, hoặc giảng dạy tùy tiện không theo phân phối chương trình.

- Nắm được tiến độ chương trình giảng dạy theo kế hoạch đã định. Qua đó nhà trường có biện pháp điều chỉnh để giảng dạy đúng, đủ theo kế hoạch đề ra. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

b. Nội dung, cách thức thực hiện:

- Nội dung:

Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn thể hiện qua số tiết giảng, ôn tập, kiểm tra, thực hành… để thực hiện mục tiêu cấp học. Do đó cần thực hiện đúng và đủ chương trình.

* Nắm vững chương trình phải là :

+ Nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn, của từng chương.

+ Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và hình thức dạy học của bộ môn.

+ Kế hoạch dạy học của từng môn, lớp.

* Biện pháp để nắm vững chương trình cần phải:

- Đầu năm phải theo dõi những thay đổi (nếu có) về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn: những sửa đổi trong chương trình và sách giáo khoa hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

- Cách thực hiện:

+ Mỗi học kỳ hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn thảo luận rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình dạy.( một năm 2 lần)

+ Bàn bạc góp ý, nêu ra những thắc mắc cần giải đáp về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.

+ Nêu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giảng dạy như điều chỉnh chương trình nội dung sao cho phù hợp (tiết-chương).

+ Góp ý những điểm chưa kịp thời đổi mới, chưa hợp lý về nội dung chương trình sách giáo khoa.

+ Tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn giảng dạy năm học trước và những vấn đề mới của chương trình dạy học để thực hiện thống nhất trong tổ chuyên môn.

+ Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch này được trao đổi thống nhất trong tổ chuyên môn.

+ Tôn trọng thời gian thực hiện chương trình dạy học.

+ Theo dõi việc kiểm tra thực hiện chương trình. Phân tích tình hình thực hiện chương trình trong mỗi giai đoạn.

+ Sử dụng phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài, lịch kiểm tra, sổ dự giờ … để nắm tình hình thực hiện chương trình, chỉ đạo điều chỉnh nếu có sự so le, thiếu giờ, thiếu bài.

- Kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từng khối lớp, từng cấp học.

- Nhận xét, phát hiện những vấn đề cần uốn nắn.

3.3.2.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

a. Mục tiêu của biện pháp:

Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong chu trình QL HĐDH. Kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của HĐDH, đồng thời là một HĐ QL quan trọng của CBQL. Qua đó CBQL có cơ sở để đánh giá, xếp loại, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ GV một cách hợp lý.

- Tạo động lực cho HĐDH của thầy, HĐ học của trò. Do đó, việc cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá trong HĐDH là cần thiết và quan trọng.

- Tăng tính hiệu quả của kiểm tra-đánh giá; đồng thời phát hiện những sai lệch trong HĐDH để ra những quyết định QL kịp thời, hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đã đề ra

- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với từng môn học và chú trọng rèn luyện cho học sinh năng lực tự học.

- Đổi mới cách học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể trong công việc sau này và trong cuộc sống.

b. Nội dung, cách thức thực hiện:

- Nội dung:

+ Giúp hiệu trưởng quản lý được chất lượng học tập của học sinh. Từ đó hiệu trưởng có biện pháp quản lý tốt hơn quá trình giảng dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.Vì thực tế kết quả học tập của học sinh là thước đo để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động giảng dạy và học trong nhà trường.

+ Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên hiệu trưởng nắm vững được kết quả học tập của học sinh.Từ đó có kế hoạch để chỉ đạo

giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cho phù hợp với các đối tượng học sinh. Đồng thời có biện pháp giáo dục học sinh để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.

+ Quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thì sẽ ngăn chặn được những tiêu cực, gian lận trong thi cử, tránh được hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, tạo động lực thúc đẩy học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa, nhanh hơn nữa cải tiến nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, và việc thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm mục đích đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, thúc đẩy tinh thần thi đua dạy tốt, phát huy tính sáng tạo không ngừng vươn lên của đội ngũ thầy cô giáo, tinh thần học tập, phấn đấu toàn diện của học sinh.

+ Tạo động lực tốt thúc đẩy mọi hoạt động dạy và học của giáo viên cùng với học sinh nhằm đưa chất lượng của nhà trường ngày một tốt hơn.

- Cách thức thực hiện:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải song hành với việc chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học; đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải:

+ Triển khai đầy đủ đến giáo viên các quy định về hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh THPT cho giáo viên thông hiểu và thực hiện nghiêm túc

+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra bằng tự luận, trắc nghiệm khách quan, kiểm tra qua làm thí nghiệm thực hành, học tập nhóm và phát biểu của học sinh về vấn đề giáo viên cần kiểm tra.

+ Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở lớp, ở nhà; đổi mới cách học tập tránh lối học vẹt, học tủ. Chủ động phát biểu ý kiến trong học tập, tăng cường thực hành tránh lối học suông.

+ Kiểm tra việc soạn đề kiểm tra , đề thi học kỳ của giáo viên , kiểm tra các bài làm kiểm tra 1 tiết, bài thi học kỳ của học sinh để rút kinh nghiệm với giáo viên về cách đánh giá cho điểm, qua đó kiểm tra cách học tập của học sinh

để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

3.3.2.3. Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nghiên cứu quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các tổ chuyên môn, giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp:

- Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy của giáo viên, hướng HĐ học vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên. Đổi mới cách học giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể trong công việc sau này và trong cuộc sống.

- Xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn trong các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục.

- Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy.

b. Nội dung, cách thức thực hiện:

-Nội dung:

+ Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cùng với một số ngành khoa học khác đã tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục. Do vậy để đáp ứng được yêu cầu thực tế như hiện nay phải lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học là phát huy vai trò chủ đạo của thầy, phát huy vai trò, tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh nhằm mục đích giúp các em nhận thức những vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống, và tự học suốt đời: Học để biết, học để làm người, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Đồng thời phát huy chuyên môn của các thầy, cô giáo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn.

Về quan điểm nói chung, hiệu trưởng phải đẩy mạnh công tác quản lý, đi sâu quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy-học tập trong các trường có ý nghĩa đảm bảo và quyết định chất lượng giáo dục.

- Cách thực hiện:

Hiệu trưởng cần phải:

-Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nghiên cứu quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các tổ chuyên môn, giáo viên.

-Hiệu trưởng tăng cường dự giờ để nắm tình hình giảng dạy của giáo viên.

-Xây dựng nề nếp chuyên môn: soạn bài, chấm bài, chữa bài, lên lớp, học trên lớp, học ở nhà và sinh hoạt chuyên môn.

-Kiểm tra giáo viên thực hiện các yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp.

-Khi soạn bài yêu cầu giáo viên cần quan tâm giải quyết các vấn đề như: nội dung, kiến thức cơ bản, vấn đề trọng tâm của bài. Phương pháp giảng dạy có phù hợp với nội dung, đặc trưng phương pháp bộ môn thể hiện ở những việc gì giáo viên làm, học sinh làm. Phương pháp, nội dung, hình thức lên lớp có sát với đối tượng học sinh, sự chuẩn bị các thiết bị dạy học của giáo viên.

-Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị thiết bị dạy học, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần phải:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài: căn cứ vào bảng phân phối chương trình, bài soạn cũ, yêu cầu mới.

+ Thống nhất (tương đối) về nội dung, hình thức để thể hiện các loại bài mang tính chất chỉ dẫn chứ không phải là khuôn mẫu.

+ Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy trong soạn bài.

+ Có lịch soạn bài cố định trong lúc sinh hoạt tổ: buổi sinh hoạt này cần có nội dung sau:

- Tình hình thực hiện chương trình, tình hình học tập của học sinh. - Kiểm điểm sự thực hiện nề nếp.

- Thống nhất nội dung, phương pháp dạy học các bài tuần sau, lịch giảng dạy cá nhân, đăng ký tiết dạy cho tổ dự.

- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức cho tổ chuyên môn thao giảng một số bài trong sách giáo khoa mới để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm đảm bảo dạy tốt chương trình sách giáo khoa mới.

3.3.2.4. Kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tại cơ sở

a. Mục tiêu của biện pháp:

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

+ Nâng cao ý thức của giáo viên về việc tự bồi dưỡng để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

+ Giúp cho hiệu trưởng biết rõ được năng lực của giáo viên để phân công chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.

b. Nội dung, cách thức thực hiện:

-Nội dung:

Qua trao đổi cùng lãnh đạo Sở GD và ĐT Thành phố Hà Nô ̣i và các hiệu trưởng đương chức của các trường THPT huyê ̣n Tha ̣ch Thất , đa số các ý kiến đều cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch cho giáo viên để giáo viên các trường đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy-giáo dục trong giai đoạn mới là một đòi hỏi có tính cấp thiết.

- Có giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực sư phạm vững vàng.

- Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức nội dung chương trình mới cho giáo viên để từ đó họ lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị kỹ thuật giảng dạy phù hợp.

- Tăng cường việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên thông qua tăng cường hoạt động thao giảng theo hướng đổi mới PPDH, qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn.

- Khuyến khích và yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng các trường cần phải:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá lại thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên hàng năm. Kiểm tra đôn đốc, động viên giáo viên phấn đấu thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất - Hà Nội (Trang 80 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)