Tình hình trích khấu hao và quản lý tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 49 - 52)

Trong 3 năm 2010- 2012, Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận vẫn tiến hành trích lập khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ( Nhưng từ ngày 25/4/2013, công ty trích khấu hao theo quyết định 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính). Theo đó, Công ty áp dụng khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo quy định tại TT203. Ưu điểm của phương pháp này là: Mức trích khấu hao đều đặn qua các năm làm cho giá thành sản phẩm tương đối ổn định,phương pháp tính lại đơn giản và khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, DN thu hồi đủ vốn. Thế nhưng, nhược điểm của nó là, TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm và chưa tính toán,phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ. Cụ thể như sau :

Nhà cửa,vật kiến trúc : 18-50 năm. Máy móc và thiết bị : 8-12 năm. Thiết bị,dụng cụ quản lý : 3-5 năm. Phương tiện vận tải,dẫn truyền: 8-15 năm. TSCĐ hữu hình khác : 5-10 năm.

TSCĐ vô hình thể hiện quyền giá trị sử dụng đất. Công ty không trích khấu hao quyền sử dụng đất vì đây là quyền sử dụng lâu dài.

Dưới đây là bảng về tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ qua 3 năm 2010-2012

39

Bảng 2.5. Tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

TSCĐ hữu hình 12.453 15.941 53.792 934 3.078 4.370 11.519 12.863 49.422

1.Nhà cửa,vật kiến trúc 1.330 1.387 39.921 133 593 1.354 1.197 794 38.567

2.Máy móc thiết bị 175 2.494 1.918 166 819 1.013 9 1.675 905

3.Phương tiện vận tải,truyền dẫn 10.494 11.596 11.356 535 1.498 1.744 9.959 10.098 9.612

4.Thiết bị,dụng cụ quản lý 409 419 539 91 148 217 318 271 322

5.TSCĐ khác 45 45 58 9 20 42 36 25 16

40

Nhìn chung, nguyên giá và giá trị hao mòn của các TSCĐ này đều tăng qua các năm. Chúng ta sẽ đi phân tích từng chỉ tiêu để hiểu rõ hơn về tình hình khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ.

Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc

Giá trị hao mòn luỹ kế trong 3 năm từ 2010 – 2012 đều tăng qua các năm với các giá trị lần lượt là 133 triệu, 593 triệu và 1.354 triệu. Nguyên nhân giá trị hao mòn luỹ kế tăng một phần là do nguyên giá của nhóm tài sản này tăng đều qua 3 năm.Theo báo cáo tài chính cho thấy, năm 2011 công ty đã đầu tư 57 triệu để mua sắm. Năm 2012, xây dựng cơ bản hoàn thành 38.533 triệu, dẫn đến nguyên giá tăng mạnh. Điều này cũng dẫn đến GTCL của TSCĐ tăng vọt vào năm 2012, lên tới 38.576 triệu. GTCL phản ánh số vốn hiện thời của Công ty. Mặc dù năm 2011, GTCL chỉ có giá trị là 794 triệu, nhưng năm 2012 lại tăng vọt. Đây là một điều rất đáng khích lệ, vì nó ảnh hưởng nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phầm của Công ty.

Nhóm máy móc, thiết bị

Mặc dù đây là nhóm TSCĐ có giá trị thấp và tỷ trọng thấp trong nhóm TSCĐ, nhưng vai trò và tầm quan trọng của nó không hề nhỏ. Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận chuyên khai thác và chế biến khoáng sản, vì vậy, các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phải luôn được chú trọng, đổi mới. Giá trị hao mòn luỹ kế của nhóm TSCĐ này tăng khá đều qua 3 năm 2010- 2012 lần lượt là 166 triệu, 819 triệu, 1.013 triệu. Trong năm 2011, nhóm TSCĐ này khấu hao trong năm trị giá 652 triệu, vì vậy năm 2011 tăng so với 2010. Năm 2012, khấu hao TSCĐ có giá trị là 229 triệu, mặc dù có nhượng bán, thanh lý 35 triệu nhưng cũng không đáng kể, khấu hao luỹ kế nhóm TSCĐ này vẫn tăng vào năm 2012. Mặc dù khấu hao luỹ kế tăng khá đều, nhưng GTCL của nhóm TSCĐ này tăng giảm không đều, cụ thể năm 2010 là 9 triệu, năm 2011 là 1.675 triệu, năm 2012 là 905 triệu. Nguyên nhân là do nguyên giá nhóm TSCĐ này tăng giảm không đều. Năm 2011, công ty đầu tư 2.319 triệu mua sắm máy móc thiết bị, nhưng tới năm 2012, một số máy móc cũ kỹ lạc hậu đã được thanh lý nhượng bán có trị giá là 576 triệu.

Nhóm TSCĐ là phương tiện vận tải, dẫn truyền

Đây là nhóm TSCĐ có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSCĐ của Công ty. Như đã nói ở trên, vì đây là Công ty về khoáng sản, nên các phương tiện vận tải giữ vị trí rất quan trọng. Giá trị hao mòn luỹ kế của Công ty tăng qua các năm, cụ thể, năm 2010 là 535 triệu, năm 2011 là 1.498 triệu và năm 2012 là 1.744 triệu. Nguyên giá của nhóm TSCĐ này khá cao, nhưng khấu hao ít, có tỷ lệ khá thấp so với nguyên giá, đây là một điều rất đáng mừng cho Công ty. Điều này dẫn đến GTCL trong 3 năm của nhóm TSCĐ này khá cao. Trong 3 năm từ 2011-2012 lần lượt là 9.959 triệu, 10.098 triệu,

41

9.612 triệu. Điều này chứng tỏ Công ty khá quan tâm tới nhóm TSCĐ này, vì nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhóm TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý

Nhóm TSCĐ này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu TSCĐ. Giá trị hao mòn luỹ kế của nhóm TSCĐ này tăng lần lượt qua các năm, năm 2010 là 91 triệu, năm 2011 tăng nhẹ lên 148 triệu và năm 2012 tăng lên 217 triệu. Giá trị này tăng là do, công ty đã khấu hao tăng trong năm 2011 là 56 triệu, năm 2012 là 92 triệu. GTCL của nhóm TSCĐ này cũng biến động nhẹ qua các năm 2010-2012 lần lượt là: 318 triệu, 271 triệu, 322 triệu. Vì đây là nhóm TSCĐ có giá trị ít và mức độ hao mòn cũng không đáng kể, nên ít được công ty quan tâm hơn.

Như vậy, trong 3 năm 2010-2012, Công ty đã thực hiện đầy đủ việc trích khấu hao cho những những TSCĐ thuộc diện phải trích khấu hao, đồng thời xác định những TSCĐ không thuộc diện phải trích khấu hao.Một số TSCĐ đã cũ, năng lực sản xuất của chúng giảm tương đối nhiều. Vì vậy, trong các năm tới nếu Công ty không đầu tư mua sắm mới các TSCĐ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thì với năng lực sản xuất hiện có của mình, Công ty khó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường, khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển vị thế là một Công ty có uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh Khoáng sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)